Đài Tiếng nói Việt Nam có không quá bao nhiêu Phó Tổng giám đốc? Nhiệm vụ và quyền hạn của Đài Tiếng nói Việt Nam được quy định như thế nào?
Đài Tiếng nói Việt Nam được hiểu như thế nào?
Vị trí và chức năng của Đài Tiếng nói Việt Nam được căn cứ khoản 1 Điều 1 Nghị định 92/2022/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 10/11/2022) như sau:
Đài Tiếng nói Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ, là đài phát thanh quốc gia, cơ quan truyền thông chủ lực đa phương tiện thực hiện chức năng thông tin, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; góp phần giáo dục, nâng cao dân trí, phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân bằng các chương trình phát thanh và các loại hình báo chí, truyền thông đa phương tiện khác.
Theo đó, Đài Tiếng nói Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ, là đài phát thanh quốc gia, cơ quan truyền thông chủ lực đa phương tiện thực hiện chức năng thông tin, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; góp phần giáo dục, nâng cao dân trí, phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân bằng các chương trình phát thanh và các loại hình báo chí, truyền thông đa phương tiện khác.
Trước đây, vị trí và chức năng của Đài Tiếng nói Việt Nam được căn cứ khoản 1 Điều 1 Nghị định 03/2018/NĐ-CP (Hết hiệu lực từ 10/11/2022) quy định như sau:
Đài Tiếng nói Việt Namlà cơ quan thuộc Chính phủ, là đài phát thanh quốc gia thực hiện chức năng thông tin, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; góp phần giáo dục, nâng cao dân trí, phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân bằng các chương trình phát thanh và các loại hình báo chí, truyền thông đa phương tiện khác.
Theo đó, Đài Tiếng nói Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ, là đài phát thanh quốc gia thực hiện chức năng thông tin, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; góp phần giáo dục, nâng cao dân trí, phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân bằng các chương trình phát thanh và các loại hình báo chí, truyền thông đa phương tiện khác.
Đài Tiếng nói Việt Nam (Hình từ Internet)
Đài Tiếng nói Việt Nam có bao nhiêu Phó Tổng giám đốc?
Lãnh đạo của Đài Tiếng nói Việt Nam được căn cứ được căn cứ khoản 1 Điều 4 Nghị định 92/2022/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 10/11/2022) như sau:
Lãnh đạo
1. Đài Tiếng nói Việt Nam có Tổng Giám đốc và không quá 04 Phó Tổng Giám đốc.
2. Tổng Giám đốc và các Phó Tổng Giám đốc do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo quy định của pháp luật.
3. Tổng Giám đốc chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Đài Tiếng nói Việt Nam; các Phó Tổng Giám đốc giúp việc Tổng Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc và trước pháp luật về lĩnh vực được phân công.
4. Tổng Giám đốc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, kỷ luật người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, mối quan hệ công tác của các đơn vị trực thuộc.
Như vậy, Đài Tiếng nói Việt Nam có không quá 04 Phó Tổng giám đốc.
Trước đây, lãnh đạo của Đài Tiếng nói Việt Nam được căn cứ khoản 1 Điều 4 Nghị định 03/2018/NĐ-CP (Hết hiệu lực từ 10/11/2022) như sau:
Lãnh đạo
1. Đài Tiếng nói Việt Nam có Tổng Giám đốc và không quá 04 Phó Tổng Giám đốc.
2. Tổng Giám đốc và các Phó Tổng Giám đốc do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định của pháp luật.
3. Tổng Giám đốc chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Đài Tiếng nói Việt Nam; các Phó Tổng Giám đốc giúp việc Tổng Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc và trước pháp luật về lĩnh vực được phân công.
4. Tổng Giám đốc bổ nhiệm, miễn nhiệm người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, mối quan hệ công tác của các đơn vị trực thuộc.
Như vậy, Đài Tiếng nói Việt Nam có Tổng Giám đốc và không quá 04 Phó Tổng Giám đốc.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Đài Tiếng nói Việt Nam được quy định như thế nào?
Nhiệm vụ và quyền hạn của Đài Tiếng nói Việt Nam được căn cứ được căn cứ Điều 2 Nghị định 92/2022/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 10/11/2022) như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
Đài Tiếng nói Việt Nam thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Nghị định số 10/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 02 năm 2016 của Chính phủ quy định về cơ quan thuộc Chính phủ và Nghị định số 47/2019/NĐ-CP ngày 05 tháng 6 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 10/2016/NĐ-CP và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
1. Xây dựng, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược, chương trình, kế hoạch dài hạn, trung hạn, hàng năm, các dự án quan trọng của Đài Tiếng nói Việt Nam và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
2. Nghiên cứu, đề xuất xây dựng, trình cấp có thẩm quyền công bố tiêu chuẩn quốc gia; ban hành tiêu chuẩn cơ sở theo quy định của pháp luật.
3. Quyết định và chịu trách nhiệm về nội dung, chương trình, thời lượng phát sóng hàng ngày trên các kênh chương trình của Đài Tiếng nói Việt Nam, phạm vi phủ sóng, phạm vi tác động thông tin đối nội và đối ngoại; chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo chí trực thuộc Đài Tiếng nói Việt Nam thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích, nhiệm vụ, phương hướng hoạt động theo quy định của pháp luật.
...
15. Quản lý, sử dụng ngân sách, tài sản công theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và pháp luật có liên quan.
16. Tổ chức các hoạt động cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật.
17. Thực hiện chế độ báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
18. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao và theo quy định của pháp luật.
Trước đây, nhiệm vụ và quyền hạn của Đài Tiếng nói Việt Nam Căn cứ Điều 2 Nghị định 03/2018/NĐ-CP (Hết hiệu lực từ 10/11/2022) như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Xây dựng, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch, các chương trình, kế hoạch dài hạn, trung hạn, hàng năm, các dự án quan trọng của Đài Tiếng nói Việt Nam và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
2. Nghiên cứu, đề xuất xây dựng, trình cấp có thẩm quyền công bố tiêu chuẩn quốc gia; ban hành tiêu chuẩn cơ sở theo quy định của pháp luật.
3. Quyết định và chịu trách nhiệm về nội dung, chương trình, thời lượng phát sóng hàng ngày trên các kênh chương trình của Đài Tiếng nói Việt Nam, phạm vi phủ sóng, phạm vi tác động thông tin đối nội và đối ngoại theo quy định của pháp luật.
4. Tham gia xây dựng chiến lược, quy hoạch, các chương trình, kế hoạch phát triển của hệ thống phát thanh, truyền hình Việt Nam.
5. Tổ chức sản xuất, truyền dẫn, phát sóng, phát hành, lưu trữ các chương trình phát thanh, truyền hình, báo điện tử, báo in theo quy định của pháp luật.
6. Quản lý, quyết định các dự án đầu tư và xây dựng thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật; tham gia thẩm định các đề án, dự án quan trọng thuộc chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
7. Quản lý trực tiếp hệ thống kỹ thuật chuyên dùng của Đài Tiếng nói Việt Nam để sản xuất chương trình, truyền dẫn tín hiệu và phát sóng chương trình, kênh chương trình trong nước và ra nước ngoài theo quy định của pháp luật.
8. Tổ chức, chỉ đạo việc nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong lĩnh vực phát thanh và truyền thông khác.
9. Thực hiện hợp tác quốc tế về các lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Đài Tiếng nói Việt Nam theo quy định của pháp luật.
10. Phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng cơ chế tài chính đặc thù của Đài Tiếng nói Việt Nam để trình Chính phủ phê duyệt.
11. Thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với các doanh nghiệp do Đài Tiếng nói Việt Nam quyết định thành lập và đối với phần vốn góp tại các doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
12. Quyết định và chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính của Đài Tiếng nói Việt Nam theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính nhà nước đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
13. Đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành phát thanh theo quy định của pháp luật.
14. Quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế, số lượng người làm việc; quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật; thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách khác đối với công chức, viên chức, người lao động thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, nhiệm vụ và quyền hạn của Đài Tiếng nói Việt Nam được quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bên mời quan tâm tổ chức đánh giá hồ sơ đăng ký thực hiện dự án đầu tư kinh doanh của đối tượng nào?
- Tải mẫu bản cam kết không đi làm trễ? Có được xử lý kỷ luật người lao động đi làm trễ hay không?
- Nhà thầu chính trong xây dựng là ai? Nhà thầu chính có được ký hợp đồng xây dựng với nhà thầu phụ không?
- Thuế suất hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thế nào? Hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu có được miễn thuế?
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?