Đại sứ đặc mệnh toàn quyền trong trường hợp đặc biệt được bổ nhiệm theo nguyên tắc nào? Đại sứ đặc mệnh toàn quyền được bổ nhiệm khi đáp ứng những tiêu chí nào?

Tôi có thắc mắc liên quan đến việc bổ nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền. Cho tôi hỏi Đại sứ đặc mệnh toàn quyền trong trường hợp đặc biệt được bổ nhiệm theo nguyên tắc nào? Đại sứ đặc mệnh toàn quyền được bổ nhiệm khi đáp ứng những tiêu chí nào? Câu hỏi của anh Tín Trung ở Hà Nội.

Đại sứ đặc mệnh toàn quyền trong trường hợp đặc biệt được bổ nhiệm theo nguyên tắc nào?

Theo Điều 13 Nghị định 104/2018/NĐ-CP quy định về nguyên tắc bổ nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền trong trường hợp đặc biệt như sau:

Nguyên tắc bổ nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền trong trường hợp đặc biệt
1. Việc bổ nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền trong trường hợp đặc biệt phải bảo đảm chặt chẽ, khách quan, công bằng, công khai và đúng quy định.
2. Khi được bổ nhiệm, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền thực hiện đầy đủ nhiệm kỳ công tác theo quy định của pháp luật về cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
3. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao báo cáo, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, trình Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước bổ nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền đối với từng trường hợp cụ thể.

Theo đó, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền trong trường hợp đặc biệt được bổ nhiệm theo những nguyên tắc được quy định tại Điều 13 nêu trên.

Trong đó có nguyên tắc việc bổ nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền trong trường hợp đặc biệt phải bảo đảm chặt chẽ, khách quan, công bằng, công khai và đúng quy định.

Đại sứ đặc mệnh toàn quyền trong trường hợp đặc biệt

Đại sứ đặc mệnh toàn quyền trong trường hợp đặc biệt (Hình từ Internet)

Đại sứ đặc mệnh toàn quyền được bổ nhiệm khi đáp ứng những tiêu chí nào?

Theo quy định tại Điều 14 Nghị định 104/2018/NĐ-CP về điều kiện về năng lực, uy tín cá nhân như sau:

Điều kiện về năng lực, uy tín cá nhân
Đại sứ đặc mệnh toàn quyền được bổ nhiệm trong trường hợp đặc biệt nếu đáp ứng các tiêu chí về năng lực, uy tín sau đây:
1. Có kiến thức, hiểu biết sâu rộng về quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.
2. Có uy tín, kinh nghiệm và năng lực vượt trội trong lĩnh vực đối ngoại.

Theo quy định trên, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền được bổ nhiệm khi đáp ứng những tiêu chí năng lực và uy tín sau:

+ Có kiến thức, hiểu biết sâu rộng về quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.

+ Có uy tín, kinh nghiệm và năng lực vượt trội trong lĩnh vực đối ngoại.

Điều kiện về yêu cầu đối ngoại đối với Đại sứ đặc mệnh toàn quyền trong trường hợp đặc biệt được quy định thế nào?

Theo Điều 15 Nghị định 104/2018/NĐ-CP quy định về điều kiện về yêu cầu đối ngoại như sau:

Điều kiện về yêu cầu đối ngoại
Đại sứ đặc mệnh toàn quyền được bổ nhiệm trong trường hợp đặc biệt nhằm thực hiện một trong các yêu cầu đối ngoại sau đây:
1. Thúc đẩy một hoặc một số lĩnh vực hợp tác đặc biệt quan trọng về chính trị, an ninh, quốc phòng, kinh tế trong quan hệ giữa Việt Nam với quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.
2. Xử lý một hoặc một số vấn đề quan trọng, có ảnh hưởng sâu sắc đến lợi ích của Việt Nam trong quan hệ giữa Việt Nam với quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.

Theo đó, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền được bổ nhiệm trong trường hợp đặc biệt để thực hiện một trong các yêu cầu đối ngoại được quy định tại Điều 15 nêu trên.

Trong đó có yêu cầu đối ngoại về thúc đẩy một hoặc một số lĩnh vực hợp tác đặc biệt quan trọng về chính trị, an ninh, quốc phòng, kinh tế trong quan hệ giữa Việt Nam với quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.

Địa bàn công tác trong trường hợp đặc biệt bổ nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền gồm những địa bàn nào?

Căn cứ Điều 16 Nghị định 104/2018/NĐ-CP quy định về điều kiện về địa bàn công tác như sau:

Điều kiện về địa bàn công tác
Địa bàn công tác trong trường hợp đặc biệt bổ nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền bao gồm một trong các địa bàn sau đây:
1. Quốc gia láng giềng hoặc thuộc khu vực Đông Nam Á.
2. Quốc gia có quan hệ đối tác chiến lược, đối tác toàn diện, Liên hợp quốc hoặc địa bàn có tầm quan trọng trong quan hệ với Việt Nam, phù hợp với yêu cầu đối ngoại trong từng thời kỳ.

Như vậy, địa bàn công tác trong trường hợp đặc biệt bổ nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền gồm một trong những địa bàn quốc gia láng giềng hoặc thuộc khu vực Đông Nam Á.

Hoặc trên địa bàn quốc gia có quan hệ đối tác chiến lược, đối tác toàn diện, Liên hợp quốc hoặc địa bàn có tầm quan trọng trong quan hệ với Việt Nam, phù hợp với yêu cầu đối ngoại trong từng thời kỳ.

Đại sứ đặc mệnh toàn quyền
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Đại sứ đặc mệnh toàn quyền là ai? Các nhiệm vụ, công việc của Đại sứ đặc mệnh toàn quyền là gì?
Pháp luật
Để được bổ nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền thì cá nhân cần phải đáp ứng được những tiêu chuẩn gì?
Pháp luật
Nhiệm kỳ công tác của Đại sứ đặc mệnh toàn quyền là bao nhiêu năm? Có thể kéo dài nhiệm kỳ hay không?
Pháp luật
Đại sứ đặc mệnh toàn quyền trong trường hợp đặc biệt được bổ nhiệm theo nguyên tắc nào? Đại sứ đặc mệnh toàn quyền được bổ nhiệm khi đáp ứng những tiêu chí nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền
545 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đại sứ đặc mệnh toàn quyền
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào