Đại sứ đặc mệnh toàn quyền trong trường hợp đặc biệt được bổ nhiệm theo nguyên tắc nào? Đại sứ đặc mệnh toàn quyền được bổ nhiệm khi đáp ứng những tiêu chí nào?
- Đại sứ đặc mệnh toàn quyền trong trường hợp đặc biệt được bổ nhiệm theo nguyên tắc nào?
- Đại sứ đặc mệnh toàn quyền được bổ nhiệm khi đáp ứng những tiêu chí nào?
- Điều kiện về yêu cầu đối ngoại đối với Đại sứ đặc mệnh toàn quyền trong trường hợp đặc biệt được quy định thế nào?
- Địa bàn công tác trong trường hợp đặc biệt bổ nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền gồm những địa bàn nào?
Đại sứ đặc mệnh toàn quyền trong trường hợp đặc biệt được bổ nhiệm theo nguyên tắc nào?
Theo Điều 13 Nghị định 104/2018/NĐ-CP quy định về nguyên tắc bổ nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền trong trường hợp đặc biệt như sau:
Nguyên tắc bổ nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền trong trường hợp đặc biệt
1. Việc bổ nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền trong trường hợp đặc biệt phải bảo đảm chặt chẽ, khách quan, công bằng, công khai và đúng quy định.
2. Khi được bổ nhiệm, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền thực hiện đầy đủ nhiệm kỳ công tác theo quy định của pháp luật về cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
3. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao báo cáo, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, trình Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước bổ nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền đối với từng trường hợp cụ thể.
Theo đó, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền trong trường hợp đặc biệt được bổ nhiệm theo những nguyên tắc được quy định tại Điều 13 nêu trên.
Trong đó có nguyên tắc việc bổ nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền trong trường hợp đặc biệt phải bảo đảm chặt chẽ, khách quan, công bằng, công khai và đúng quy định.
Đại sứ đặc mệnh toàn quyền trong trường hợp đặc biệt (Hình từ Internet)
Đại sứ đặc mệnh toàn quyền được bổ nhiệm khi đáp ứng những tiêu chí nào?
Theo quy định tại Điều 14 Nghị định 104/2018/NĐ-CP về điều kiện về năng lực, uy tín cá nhân như sau:
Điều kiện về năng lực, uy tín cá nhân
Đại sứ đặc mệnh toàn quyền được bổ nhiệm trong trường hợp đặc biệt nếu đáp ứng các tiêu chí về năng lực, uy tín sau đây:
1. Có kiến thức, hiểu biết sâu rộng về quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.
2. Có uy tín, kinh nghiệm và năng lực vượt trội trong lĩnh vực đối ngoại.
Theo quy định trên, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền được bổ nhiệm khi đáp ứng những tiêu chí năng lực và uy tín sau:
+ Có kiến thức, hiểu biết sâu rộng về quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.
+ Có uy tín, kinh nghiệm và năng lực vượt trội trong lĩnh vực đối ngoại.
Điều kiện về yêu cầu đối ngoại đối với Đại sứ đặc mệnh toàn quyền trong trường hợp đặc biệt được quy định thế nào?
Theo Điều 15 Nghị định 104/2018/NĐ-CP quy định về điều kiện về yêu cầu đối ngoại như sau:
Điều kiện về yêu cầu đối ngoại
Đại sứ đặc mệnh toàn quyền được bổ nhiệm trong trường hợp đặc biệt nhằm thực hiện một trong các yêu cầu đối ngoại sau đây:
1. Thúc đẩy một hoặc một số lĩnh vực hợp tác đặc biệt quan trọng về chính trị, an ninh, quốc phòng, kinh tế trong quan hệ giữa Việt Nam với quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.
2. Xử lý một hoặc một số vấn đề quan trọng, có ảnh hưởng sâu sắc đến lợi ích của Việt Nam trong quan hệ giữa Việt Nam với quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.
Theo đó, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền được bổ nhiệm trong trường hợp đặc biệt để thực hiện một trong các yêu cầu đối ngoại được quy định tại Điều 15 nêu trên.
Trong đó có yêu cầu đối ngoại về thúc đẩy một hoặc một số lĩnh vực hợp tác đặc biệt quan trọng về chính trị, an ninh, quốc phòng, kinh tế trong quan hệ giữa Việt Nam với quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.
Địa bàn công tác trong trường hợp đặc biệt bổ nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền gồm những địa bàn nào?
Căn cứ Điều 16 Nghị định 104/2018/NĐ-CP quy định về điều kiện về địa bàn công tác như sau:
Điều kiện về địa bàn công tác
Địa bàn công tác trong trường hợp đặc biệt bổ nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền bao gồm một trong các địa bàn sau đây:
1. Quốc gia láng giềng hoặc thuộc khu vực Đông Nam Á.
2. Quốc gia có quan hệ đối tác chiến lược, đối tác toàn diện, Liên hợp quốc hoặc địa bàn có tầm quan trọng trong quan hệ với Việt Nam, phù hợp với yêu cầu đối ngoại trong từng thời kỳ.
Như vậy, địa bàn công tác trong trường hợp đặc biệt bổ nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền gồm một trong những địa bàn quốc gia láng giềng hoặc thuộc khu vực Đông Nam Á.
Hoặc trên địa bàn quốc gia có quan hệ đối tác chiến lược, đối tác toàn diện, Liên hợp quốc hoặc địa bàn có tầm quan trọng trong quan hệ với Việt Nam, phù hợp với yêu cầu đối ngoại trong từng thời kỳ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tết Táo Quân là gì? Tết Táo Quân ngày 23 12 âm lịch đúng không? Ngày 23 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết Âm lịch năm Ất Tỵ chưa?
- Mẫu Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị việc trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự là mẫu nào?
- Mẫu giấy phép xây dựng điều chỉnh cho công trình không theo tuyến theo Nghị định 175 thay thế Nghị định 15?
- Xe máy lắp gương thời trang có bị phạt không? Lắp gương thời trang bên trái bị phạt trong trường hợp nào?
- Ngày 24 1 có sự kiện gì? Ngày 24 1 cung gì? Ngày 24 1 CBCCVC đã được nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?