Đại lý mô tô xe máy có mã ngành kinh tế là bao nhiêu? Để thành lập doanh nghiệp tư nhân kinh doanh cần những giấy tờ gì?
Đại lý mô tô xe máy có mã ngành kinh tế là bao nhiêu?
Đại lý mô tô xe máy có mã ngành kinh tế được quy định tại STT 45 Phần G Mục II Phụ lục II - Nội dung Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg như sau:
454: Bán, bảo dưỡng và sửa chữa mô tô, xe máy, phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của mô tô, xe máy
4541: Bán mô tô, xe máy
Nhóm này gồm: Bán buôn, bán lẻ và đại lý mô tô, xe máy.
…
45412: Bán lẻ mô tô, xe máy
Nhóm này gồm: Bán lẻ mô tô, xe máy loại mới và loại đã qua sử dụng, kể cả hoạt động bán qua đơn đặt hàng với bưu điện hoặc internet.
Loại trừ:
- Bán lẻ phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của mô tô, xe máy được phân vào nhóm 45432 (Bán lẻ phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của mô tô, xe máy);
- Bán lẻ xe đạp (kể cả xe đạp điện) và phụ tùng của xe đạp được phân vào nhóm 47738 (Bán lẻ xe đạp và phụ tùng trong các cửa hàng chuyên doanh);
- Cho thuê mô tô, xe máy được phân vào nhóm 77309 (Cho thuê máy móc, thiết bị và đồ dùng hữu hình khác, không kèm người điều khiển chưa được phân vào đâu).
45413: Đại lý mô tô, xe máy
Nhóm này gồm: Đại lý bán buôn, đại lý bán lẻ, môi giới, đấu giá mô tô, xe máy loại mới và loại đã qua sử dụng.
Loại trừ:
- Bán lẻ phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của mô tô, xe máy được phân vào nhóm 45432 (Bán lẻ phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của mô tô, xe máy);
- Bán lẻ xe đạp (kể cả xe đạp điện) và phụ tùng của xe đạp được phận vào nhóm 47738 (Bán lẻ xe đạp và phụ tùng trong các cửa hàng chuyên doanh);
- Cho thuê mô tô, xe máy được phân vào nhóm 77309 (Cho thuê máy móc, thiết bị và đồ dùng hữu hình khác, không kèm người điều khiển chưa được phân vào đâu);
- Đại lý bán lẻ mô tô, xe máy bên ngoài cửa hàng được phân vào nhóm 47990 (Bán lẻ hình thức khác chưa được phân vào đâu).
…
Như vậy, theo quy định trên thì đại lý mô tô xe máy có mã ngành kinh tế là 45413.
Đại lý mô tô xe máy có mã ngành kinh tế là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Đại lý mô tô xe máy có phải là ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện không?
Đại lý mô tô xe máy có phải là ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện không, thì theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Luật Đầu tư 2020 như sau:
Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện
1. Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.
2. Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại Phụ lục IV của Luật này.
…
Theo đó danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Luật Đầu tư 2020 không đại lý mô tô xe máy.
Cho nên đại lý mô tô xe máy không thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
Để thành lập doanh nghiệp tư nhân kinh doanh đại lý mô tô, xe máy cần những giấy tờ gì?
Tại Điều 21 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có quy định như sau:
Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân
1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
2. Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân.
Theo đó tại Điều 32 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về việc tiếp nhận, xử lý hồ sơ đăng ký doanh nghiệp như sau:
Tiếp nhận, xử lý hồ sơ đăng ký doanh nghiệp
1. Người nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định này nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
2. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp được tiếp nhận để nhập thông tin vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có đủ giấy tờ theo quy định tại Nghị định này;
b) Tên doanh nghiệp đã được điền vào Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, Giấy đề nghị đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;
c) Có địa chỉ liên lạc của người nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp;
d) Đã nộp đủ phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định.
3. Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ.
...
Như vậy, để đăng ký thành lập Doanh nghiệp Tư nhân bạn cần chuẩn bị hồ sơ gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân như chứng minh nhân dân; căn cước công dân
- Sau đó, nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp của bạn đặt trụ sở chính, nhận giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ từ Phòng Đăng ký kinh doanh và chờ kết quả giải quyết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?
- Bên mua bảo hiểm có được chuyển giao hợp đồng bảo hiểm tài sản theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm không?
- Mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là 5.000.000 đồng đúng không?
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?