Đại hội thành viên có phải là cơ quan có quyền quyết định cao nhất của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô không?
- Đại hội thành viên có phải là cơ quan có quyền quyết định cao nhất của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô không?
- Đại hội thành viên của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô được tổ chức dưới hình thức nào?
- Đại hội thành viên có được quyền quyết định giải thể tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô không?
Đại hội thành viên có phải là cơ quan có quyền quyết định cao nhất của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô không?
Căn cứ khoản 1 Điều 21 Nghị định 21/2023/NĐ-CP quy định về đại hội thành viên như sau:
Đại hội thành viên
1. Đối với các tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô mà thành viên sáng lập là cá nhân, Đại hội thành viên có quyền quyết định cao nhất của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô. Đại hội thành viên gồm Đại hội thành viên thường niên và Đại hội thành viên bất thường. Đại hội thành viên được tổ chức dưới hình thức đại hội toàn thể.
...
Đồng thời căn cứ Điều 22 Nghị định 21/2023/NĐ-CP quy định về tổ chức đại diện thành viên như sau:
Tổ chức đại diện thành viên
Đối với các tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô mà thành viên sáng lập là tổ chức đại diện thành viên, tổ chức đại diện thành viên là cơ quan có quyền quyết định cao nhất của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô và có quyền quyết định các nội dung sau:
1. Thông qua báo cáo kết quả hoạt động trong năm của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô; báo cáo hoạt động của Hội đồng quản trị, Ban giám đốc và Ban kiểm soát hoặc Kiểm soát viên.
...
Theo quy định, đối với các tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô mà thành viên sáng lập là cá nhân, Đại hội thành viên có quyền quyết định cao nhất của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô.
Đối với các tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô mà thành viên sáng lập là tổ chức đại diện thành viên, tổ chức đại diện thành viên là cơ quan có quyền quyết định cao nhất của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô.
Như vậy, Đại hội thành viên là cơ quan có quyền quyết định cao nhất của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô đối với các tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô mà thành viên sáng lập là cá nhân.
Đại hội thành viên có phải là cơ quan có quyền quyết định cao nhất của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô không? (Hình từ Internet)
Đại hội thành viên của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô được tổ chức dưới hình thức nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 21 Nghị định 21/2023/NĐ-CP quy định về đại hội thành viên như sau:
Đại hội thành viên
1. Đối với các tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô mà thành viên sáng lập là cá nhân, Đại hội thành viên có quyền quyết định cao nhất của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô. Đại hội thành viên gồm Đại hội thành viên thường niên và Đại hội thành viên bất thường. Đại hội thành viên được tổ chức dưới hình thức đại hội toàn thể.
2. Đại hội thành viên thường niên do Hội đồng quản trị triệu tập phải được họp trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính để quyết định các nội dung sau:
a) Thông qua báo cáo kết quả hoạt động trong năm của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô; báo cáo hoạt động của Hội đồng quản trị, Ban giám đốc và Ban kiểm soát hoặc Kiểm soát viên;
b) Thông qua phương án, kế hoạch hoạt động và tài chính trong năm tiếp theo của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô;
c) Trích lập các quỹ theo quy định của pháp luật; giảm phí bảo hiểm cho các thành viên trong năm tài chính tiếp theo theo đề nghị của Hội đồng quản trị:
...
Như vậy, theo quy định, Đại hội thành viên của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô được tổ chức dưới hình thức đại hội toàn thể.
Đại hội thành viên có được quyền quyết định giải thể tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô không?
Căn cứ khoản 2 Điều 21 Nghị định 21/2023/NĐ-CP quy định về đại hội thành viên như sau:
Đại hội thành viên
...
2. Đại hội thành viên thường niên do Hội đồng quản trị triệu tập phải được họp trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính để quyết định các nội dung sau:
a) Thông qua báo cáo kết quả hoạt động trong năm của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô; báo cáo hoạt động của Hội đồng quản trị, Ban giám đốc và Ban kiểm soát hoặc Kiểm soát viên;
b) Thông qua phương án, kế hoạch hoạt động và tài chính trong năm tiếp theo của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô;
c) Trích lập các quỹ theo quy định của pháp luật; giảm phí bảo hiểm cho các thành viên trong năm tài chính tiếp theo theo đề nghị của Hội đồng quản trị:
d) Quyết định huy động vốn bổ sung;
đ) Bầu, bãi miễn các thành viên của Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát;
e) Giải thể tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô;
g) Sửa đổi, bổ sung Điều lệ của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô;
h) Thù lao cho các thành viên Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, Ban kiểm soát hoặc Kiểm soát viên và các chức danh khác (nếu có) của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô;
...
Như vậy, theo quy định, Đại hội thành viên thường niên do Hội đồng quản trị triệu tập có quyền quyết định giải thể tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước theo Nghị định 81/2025/NĐ-CP?
- Phương án tuyển sinh vào lớp 10 đối với địa bàn tỉnh Lâm Đồng? Phương thức tuyển sinh vào lớp 10 có thể thực hiện theo những hình thức nào?
- Quy định tổ chức thực hiện Lễ Quốc tang 2 ngày về việc đưa tin, đăng tin trên các phương tiện thông tin về Lễ Quốc tang thế nào?
- Một số quy định chung khác cần lưu ý khi tổ chức Lễ Quốc tang? Vị trí các đoàn dự Lễ truy điệu và chương trình lễ truy điệu?
- Đền Hùng Phú Thọ thờ ai? Ngày Giỗ tổ Hùng Vương làm thêm giờ ban ngày được trả lương như thế nào?