Đại học vùng có cơ cấu tổ chức như thế nào? Hội đồng đại học vùng có những nhiệm vụ, quyền hạn thế nào?
Đại học vùng có cơ cấu tổ chức thế nào?
Cơ cấu tổ chức của đại học vùng (Hình từ Internet)
Theo quy định tại Điều 2 Quy chế tổ chức và hoạt động của đại học vùng và các cơ sở giáo dục đại học thành viên (gọi tắt là Quy chế) ban hành kèm theo Thông tư 10/2020/TT-BGDĐT thì Đại học vùng là cơ sở giáo dục đại học công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Đại học vùng chịu sự quản lý theo lãnh thổ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đại học vùng đặt trụ sở; có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng.
Tại Điều 4 Thông tư 10/2020/TT-BGDĐT quy định cơ cấu tổ chức của đại học vùng bao gồm:
- Hội đồng đại học vùng.
- Giám đốc đại học vùng; phó giám đốc đại học vùng.
- Hội đồng khoa học và đào tạo; hội đồng khác (nếu có).
- Trường đại học thành viên, viện nghiên cứu thành viên (nếu có); trường thuộc đại học vùng, ban chức năng; tổ chức khoa học và công nghệ, thư viện và tổ chức phục vụ đào tạo khác.
- Khoa, phân hiệu, viện nghiên cứu, trung tâm, cơ sở dịch vụ, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh và đơn vị khác (nếu có) theo nhu cầu phát triển của đại học vùng.
Hội đồng đại học vùng có nhiệm vụ, quyền hạn thế nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 10/2020/TT-BGDĐT thì Hội đồng đại học vùng có một số trách nhiệm và quyền hạn như sau:
- Quy định tiêu chuẩn, số nhiệm kỳ, việc ủy quyền của chủ tịch hội đồng đại học vùng; tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn, thủ tục bầu, miễn nhiệm phó chủ tịch hội đồng đại học vùng (nếu có) và thư ký hội đồng đại học vùng;
Số lượng, cơ cấu thành viên hội đồng đại học vùng; việc bổ sung, thay thế thành viên hội đồng đại học vùng; hình thức quyết định của hội đồng đại học vùng đối với từng loại hoạt động;
- Quy định thủ tục hội đồng đại học vùng quyết định nhân sự giám đốc đại học vùng, việc quyết định chức danh quản lý khác thuộc thẩm quyền của đại học vùng trong quy trình bổ nhiệm nhân sự; căn cứ và thủ tục đề xuất bãi nhiệm, miễn nhiệm giám đốc đại học vùng;
Số lượng cấp phó thuộc thẩm quyền quyết định của đại học vùng; thời gian tối đa giữ chức vụ giám đốc đại học vùng, phó giám đốc đại học vùng và chức danh quản lý khác trong đơn vị thuộc đại học vùng;
- Quy định về ngân sách hoạt động, cơ quan thường trực, cơ quan kiểm soát, bộ máy giúp việc của hội đồng đại học vùng, thủ tục, thành phần hội nghị đại biểu của đại học vùng và quy định khác theo yêu cầu của hội đồng đại học vùng;
- Quy định về phân định trách nhiệm và quyền hạn khác giữa hội đồng đại học vùng và giám đốc đại học vùng; mối quan hệ giữa hội đồng đại học vùng và hội đồng trường của trường đại học thành viên, đơn vị trực thuộc và thuộc tự chủ trong đại học vùng.
- Quy định về việc cử đại diện của đại học vùng tham gia hội đồng trường của trường đại học thành viên.
Việc công nhận hội đồng đại học vùng được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 9 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 10/2020/TT-BGDĐT quy định về công nhận hội đồng đại học vùng như sau:
Thủ tục thành lập, công nhận hội đồng đại học; công nhận, bãi nhiệm, miễn nhiệm chủ tịch và các thành viên hội đồng đại học
1. Thủ tục thành lập, công nhận hội đồng đại học; công nhận, bãi nhiệm, miễn nhiệm chủ tịch và các thành viên hội đồng đại học công lập được hiện theo quy định tại khoản 13 Điều 1 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học và quy định tại Điều 7 Nghị định này.
Tại khoản 4 Điều 7 Nghị định 99/2019/NĐ-CP quy định về thủ tục công nhận hội đồng trường như sau:
* Hồ sơ đề nghị công nhận hội đồng trường, chủ tịch hội đồng trường bao gồm:
- Tờ trình đề nghị công nhận hội đồng trường, trong đó nêu rõ quy trình xác định các thành viên hội đồng trường;
- Danh sách, sơ yếu lý lịch, văn bản đồng ý tham gia của chủ tịch và các thành viên hội đồng trường;
- Biên bản họp, biên bản kiểm phiếu, văn bản cử thành viên tham gia hội đồng trường của cơ quan quản lý trực tiếp và các tài liệu có liên quan.
Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ đề nghị của trường đại học, cơ quan quản lý trực tiếp ra quyết định công nhận hội đồng trường, chủ tịch và các thành viên hội đồng trường; trường hợp không đồng ý thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Sau khi được công nhận, hội đồng trường được sử dụng con dấu và bộ máy tổ chức của nhà trường để triển khai các công việc của hội đồng trường;
Chủ tịch hội đồng trường được hưởng phụ cấp chức vụ cao nhất trong danh mục phụ cấp chức vụ của trường đại học; phụ cấp chức vụ của phó chủ tịch hội đồng trường (nếu có), thư ký hội đồng trường và các thành viên khác trong hội đồng trường được quy định trong quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thưởng cuối năm là gì? Công ty phải thưởng cuối năm cho nhân viên? Tiền thưởng cuối năm có đóng thuế TNCN?
- Báo cáo kế hoạch đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công là gì? Thời hạn gửi báo cáo trung hạn vốn NSNN?
- 04 nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng? Hợp đồng xây dựng được phân loại theo các tiêu chí nào?
- Lịch âm dương 2024, Lịch vạn niên 2024 mới nhất: Còn bao nhiêu ngày nữa hết năm 2024 dương và âm lịch?
- Mẫu phương án thanh lý rừng trồng mới nhất là mẫu nào? Thẩm quyền quyết định thanh lý rừng trồng?