Đại biểu tham gia cuộc họp Hội đồng thẩm định loài động vật hoang dã thuộc Danh mục loài nguy cấp có được bỏ phiếu trong các phiên họp không?
- Thành phần đại biểu tham gia cuộc họp của Hội đồng thẩm định loài động vật hoang dã thuộc Danh mục loài nguy cấp do ai có quyền lựa chọn?
- Đại biểu tham gia cuộc họp Hội đồng thẩm định loài động vật hoang dã thuộc Danh mục loài nguy cấp có được bỏ phiếu trong các phiên họp không?
- Hội đồng thẩm định loài động vật hoang dã thuộc Danh mục loài nguy cấp gồm có những thành viên nào?
Thành phần đại biểu tham gia cuộc họp của Hội đồng thẩm định loài động vật hoang dã thuộc Danh mục loài nguy cấp do ai có quyền lựa chọn?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư 50/2016/TT-BTNMT quy định đại biểu tham gia các cuộc họp của Hội đồng thẩm định như sau:
Đại biểu tham gia các cuộc họp của Hội đồng thẩm định
1. Thành phần đại biểu tham gia các cuộc họp của Hội đồng thẩm định do Cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định lựa chọn và mời tham dự.
...
Đối chiếu quy định trên, như vậy, thành phần đại biểu tham gia cuộc họp của Hội đồng thẩm định loài động vật hoang dã thuộc Danh mục loài nguy cấp do Cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định lựa chọn và mời tham dự.
Đại biểu tham gia cuộc họp Hội đồng thẩm định loài động vật hoang dã thuộc Danh mục loài nguy cấp có được bỏ phiếu trong các phiên họp không? (Hình từ Internet)
Đại biểu tham gia cuộc họp Hội đồng thẩm định loài động vật hoang dã thuộc Danh mục loài nguy cấp có được bỏ phiếu trong các phiên họp không?
Căn cứ khoản 2 Điều 11 Thông tư 50/2016/TT-BTNMT quy định đại biểu tham gia các cuộc họp của Hội đồng thẩm định như sau:
Đại biểu tham gia các cuộc họp của Hội đồng thẩm định
...
2. Đại biểu tham gia các cuộc họp của Hội đồng thẩm định được phát biểu ý kiến, chịu sự điều hành của Chủ trì phiên họp, được hưởng thù lao theo quy định của pháp luật. Đại biểu tham gia các cuộc họp của Hội đồng thẩm định không được bỏ phiếu trong các phiên họp.
Theo đó, Đại biểu tham gia cuộc họp Hội đồng thẩm định loài động vật hoang dã thuộc Danh mục loài nguy cấp không được bỏ phiếu trong các phiên họp.
Hội đồng thẩm định loài động vật hoang dã thuộc Danh mục loài nguy cấp gồm có những thành viên nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 50/2016/TT-BTNMT quy định thành phần của Hội đồng thẩm định như sau:
Thành phần của Hội đồng thẩm định
1. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ra quyết định thành lập Hội đồng thẩm định, số lượng và thành phần ủy viên Hội đồng do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định.
2. Hội đồng thẩm định bao gồm tối thiểu 11 thành viên là đại diện các cơ quan quản lý và các chuyên gia và nhà khoa học có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học, trong đó có ít nhất 50% là chuyên gia và nhà khoa học. Thành phần của Hội đồng thẩm định như sau:
a) Chủ tịch Hội đồng thẩm định là lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường;
b) Phó Chủ tịch Hội đồng thẩm định là lãnh đạo Cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định;
c) 02 ủy viên phản biện là các chuyên gia, nhà khoa học có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học;
d) Ủy viên thư ký là lãnh đạo của Cơ quan chuyên môn trực thuộc Tổng cục Môi trường;
đ) Các ủy viên gồm đại diện các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học.
3. Mẫu quyết định thành lập Hội đồng thẩm định quy định tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư này.
Như vậy, Hội đồng thẩm định loài động vật hoang dã thuộc Danh mục loài nguy cấp bao gồm tối thiểu 11 thành viên là đại diện các cơ quan quản lý và các chuyên gia và nhà khoa học có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học, trong đó có ít nhất 50% là chuyên gia và nhà khoa học.
Thành phần của Hội đồng thẩm định loài động vật hoang dã thuộc Danh mục loài nguy cấp như sau:
- Chủ tịch Hội đồng thẩm định là lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Phó Chủ tịch Hội đồng thẩm định là lãnh đạo Cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định;
- 02 ủy viên phản biện là các chuyên gia, nhà khoa học có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học;
- Ủy viên thư ký là lãnh đạo của Cơ quan chuyên môn trực thuộc Tổng cục Môi trường;
- Các ủy viên gồm đại diện các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Một năm có bao nhiêu ngày Black Friday? Hàng hóa, dịch vụ được giảm giá bao nhiêu % trong dịp sale ngày Black Friday?
- Tải mẫu Bảng tổng hợp và báo cáo tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên mầm non cuối năm mới nhất?
- Xét tuyển đại học 2025 bằng học bạ phải dùng kết quả cả năm lớp 12 đúng không? Lịch thi THPT Quốc gia 2025 dự kiến thế nào?
- Tháng 11 âm lịch 2024 là tháng mấy dương lịch? Tháng 11 âm lịch 2024 có ý nghĩa gì? Lịch âm tháng 11 năm 2024 như thế nào?
- Điểm đáng chú ý trong dự thảo quy chế tuyển sinh đại học 2025? Tải dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học 2025 ở đâu?