Đặc điểm của thuế đối ứng là gì? Thuế đối ứng có phải là thuế nhập khẩu bổ sung? Thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng khi nào?
Đặc điểm của thuế đối ứng là gì?
Thuế đối ứng (Reciprocal Tax) là một loại thuế được áp dụng dựa trên nguyên tắc có đi có lại giữa các quốc gia hoặc vùng lãnh thổ. Nó thường được áp dụng trong các thỏa thuận thương mại hoặc hiệp định thuế giữa hai nước.
Cụ thể, trong thương mại quốc tế: Nếu một quốc gia áp thuế nhập khẩu cao đối với hàng hóa từ một nước khác, nước bị ảnh hưởng có thể áp dụng mức thuế tương tự đối với hàng hóa nhập khẩu từ quốc gia kia. Đây là biện pháp trả đũa thương mại nhằm bảo vệ lợi ích kinh tế giữa các quốc gia với nhau.
Do đó, thuế đối ứng trong thương mại quốc tế có thể mang một số đặc điểm như sau:
(1) Nguyên tắc có đi có lại (Reciprocity): Một quốc gia áp dụng mức thuế cao với hàng hóa nhập khẩu từ một nước khác thì nước bị ảnh hưởng có thể đáp trả bằng mức thuế tương đương đối với hàng hóa nhập khẩu từ nước kia.
(2) Là công cụ phòng vệ thương mại: Thuế đối ứng được sử dụng để bảo vệ lợi ích kinh tế trong nước trước các chính sách thuế không công bằng của nước khác.
(3) Thường liên quan đến các hiệp định thương mại: Thuế đối ứng có thể được quy định trong các hiệp định song phương hoặc đa phương nhằm đảm bảo sự cân bằng trong quan hệ thương mại giữa các nước.
(4) Tác động đến chuỗi cung ứng toàn cầu: Khi một quốc gia áp dụng thuế đối ứng, nó có thể làm thay đổi dòng chảy thương mại và ảnh hưởng đến các doanh nghiệp đang tham gia vào chuỗi cung ứng quốc tế.
Lưu ý: Thông tin "Đặc điểm của thuế đối ứng là gì?" Chỉ mang tính chất tham khảo!
Đặc điểm của thuế đối ứng là gì? Thuế đối ứng có phải là thuế nhập khẩu bổ sung? Thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng khi nào? (Hình từ Internet)
Thuế đối ứng có phải là thuế nhập khẩu bổ sung? Thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng khi nào?
Trong một số trường hợp, thuế nhập khẩu bổ sung có thể được sử dụng như một biện pháp đối ứng với các quốc gia áp đặt thuế bất lợi lên hàng hóa của Việt Nam.
Hiện nay, thuế nhập khẩu bổ sung của Việt Nam gồm có:
- Thuế chống bán phá giá;
- Thuế chống trợ cấp;
- Thuế tự vệ.
Bên cạnh đó, căn cứ theo Điều 4 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 có quy định về thuế nhập khẩu bổ sung hiện nay cụ thể như sau:
- Thuế chống bán phá giá là thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng trong trường hợp hàng hóa bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
- Thuế chống trợ cấp là thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng trong trường hợp hàng hóa được trợ cấp nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
- Thuế tự vệ là thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng trong trường hợp nhập khẩu hàng hóa quá mức vào Việt Nam gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
Hàng hóa nhập khẩu của tổ chức nước ngoài được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam có được miễn thuế?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 có quy định như sau:
Miễn thuế
1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của tổ chức, cá nhân nước ngoài được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam trong định mức phù hợp với Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; hàng hóa trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế của người xuất cảnh, nhập cảnh; hàng hóa nhập khẩu để bán tại cửa hàng miễn thuế.
2. Tài sản di chuyển, quà biếu, quà tặng trong định mức của tổ chức, cá nhân nước ngoài cho tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc ngược lại.
Tài sản di chuyển, quà biếu, quà tặng có số lượng hoặc trị giá vượt quá định mức miễn thuế phải nộp thuế đối với phần vượt, trừ trường hợp đơn vị nhận là cơ quan, tổ chức được ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí hoạt động và được cơ quan có thẩm quyền cho phép tiếp nhận hoặc trường hợp vì mục đích nhân đạo, từ thiện.
3. Hàng hóa mua bán, trao đổi qua biên giới của cư dân biên giới thuộc Danh mục hàng hóa và trong định mức để phục vụ cho sản xuất, tiêu dùng của cư dân biên giới.
Trường hợp thu mua, vận chuyển hàng hóa trong định mức nhưng không sử dụng cho sản xuất, tiêu dùng của cư dân biên giới và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của thương nhân nước ngoài được phép kinh doanh ở chợ biên giới thì phải nộp thuế.
4. Hàng hóa được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
...
Như vậy, đối với hàng hóa nhập khẩu của tổ chức nước ngoài được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam trong định mức phù hợp với Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên thì sẽ được miễn thuế theo quy định.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Đơn vị sự nghiệp công lập của Bộ Khoa học và Công nghệ bao gồm những đơn vị nào theo Nghị định 55?
- Lừa dối khách hàng là gì? Thế nào là lừa dối khách hàng? Phạm tội lừa dối khách hàng nhưng có con nhỏ có được giảm nhẹ án?
- Tổng hợp mẫu thông báo nghỉ Giỗ tổ Hùng Vương 2025 chi tiết? Tải mẫu thông báo nghỉ Giỗ tổ Hùng Vương?
- Ai bị tạm hoãn xuất cảnh? Thế nào là tạm hoãn xuất cảnh? Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh là bao lâu?
- 5 Mẫu bài văn thuyết minh về hiện tượng núi lửa ngắn gọn? Nhiệm vụ của học sinh cấp trung học cơ sở được quy định như thế nào?