Đa dạng sinh học hiện nay được quy định ra sao? Kiểm kê cần những chỉ tiêu nào? Quy trình bao gồm những gì?
Đa dạng sinh học hiện nay được quy định ra sao?
Theo khoản 5 Điều 3 Luật Đa dạng sinh học 2008 có quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
5. Đa dạng sinh học là sự phong phú về gen, loài sinh vật và hệ sinh thái trong tự nhiên.
...
Như vậy, theo quy định trên ta có thể hiểu đa dạng sinh học là sự phong phú về gen, loài sinh vật và hệ sinh thái trong tự nhiên.
Đa dạng sinh học hiện nay được quy định ra sao? (Hình từ internet)
Kiểm kê đa dạng sinh học cần phải có những chỉ tiêu nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Thông tư 53/2024/TT-BTNMT có quy định như sau:
Quy trình kỹ thuật kiểm kê tổng số lượng của khu bảo tồn thiên nhiên, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, hành lang đa dạng sinh học và khu vực đa dạng sinh học cao
1. Các chỉ tiêu cần kiểm kê:
a) Tổng số lượng khu bảo tồn: tổng số lượng khu bảo tồn thiên nhiên trên địa bàn một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và toàn quốc;
b) Tổng số lượng cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học: tổng số lượng cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học thành lập theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học trên địa bàn một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và toàn quốc;
c) Tổng số lượng hành lang đa dạng sinh học: tổng số lượng hành lang đa dạng sinh học trên địa bàn một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và toàn quốc;
d) Tổng số lượng khu vực đa dạng sinh học cao: tổng số lượng khu vực đa dạng sinh học cao trên địa bàn một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và toàn quốc.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên các chỉ tiêu cần kiểm kê đa dạng sinh học bao gồm:
- Tổng số lượng khu bảo tồn: tổng số lượng khu bảo tồn thiên nhiên trên địa bàn một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và toàn quốc;
- Tổng số lượng cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học: tổng số lượng cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học thành lập theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học trên địa bàn một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và toàn quốc;
- Tổng số lượng hành lang đa dạng sinh học: tổng số lượng hành lang đa dạng sinh học trên địa bàn một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và toàn quốc;
- Tổng số lượng khu vực đa dạng sinh học cao: tổng số lượng khu vực đa dạng sinh học cao trên địa bàn một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và toàn quốc.
Quy trình kỹ thuật kiểm kê đa dạng sinh học được quy định bao gồm những gì?
Căn cứ khoản 2 và khoản 3 Điều 3 Thông tư 53/2024/TT-BTNMT có quy định như sau:
Quy trình kỹ thuật kiểm kê tổng số lượng của khu bảo tồn thiên nhiên, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, hành lang đa dạng sinh học và khu vực đa dạng sinh học cao
...
2. Quy trình kỹ thuật kiểm kê trên địa bàn một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
a) Thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến các chỉ tiêu kiểm kê tính từ thời điểm kiểm kê trở về trước để làm số liệu nền của từng chỉ tiêu kiểm kê trên địa bàn một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
b) Phân nhóm các thông tin, số liệu theo từng chỉ tiêu kiểm kê;
c) Tổng hợp các thông tin, số liệu hiện có; đánh giá, đối chiếu, so sánh số liệu nền với số liệu hiện có và hiệu chỉnh sai lệch (nếu có);
d) Ghi số liệu, kết quả tổng hợp vào biểu mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;
đ) Cập nhật dữ liệu vào cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học quốc gia và gửi kết quả kiểm kê về Bộ Tài nguyên và Môi trường.
3. Quy trình kỹ thuật kiểm kê trên toàn quốc:
a) Tiếp nhận kết quả kiểm kê của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
b) Xử lý, tổng hợp số liệu kiểm kê tổng số lượng của khu bảo tồn thiên nhiên, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, hành lang đa dạng sinh học và khu vực đa dạng sinh học cao trong toàn quốc;
c) Chuẩn hóa, cập nhật dữ liệu kiểm kê toàn quốc vào cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học quốc gia.
Theo quy định trên thì quy trình kỹ thuật kiểm kê đa dạng sinh học được quy định như sau:
Đối với địa bàn cấp tỉnh:
- Thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến các chỉ tiêu kiểm kê tính từ thời điểm kiểm kê trở về trước để làm số liệu nền của từng chỉ tiêu kiểm kê trên địa bàn một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Phân nhóm các thông tin, số liệu theo từng chỉ tiêu kiểm kê
- Tổng hợp các thông tin, số liệu hiện có; đánh giá, đối chiếu, so sánh số liệu nền với số liệu hiện có và hiệu chỉnh sai lệch (nếu có)
- Ghi số liệu, kết quả tổng hợp vào biểu mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 53/2024/TT-BTNMT
- Cập nhật dữ liệu vào cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học quốc gia và gửi kết quả kiểm kê về Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Đối với cả nước:
- Tiếp nhận kết quả kiểm kê của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Xử lý, tổng hợp số liệu kiểm kê tổng số lượng của khu bảo tồn thiên nhiên, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, hành lang đa dạng sinh học và khu vực đa dạng sinh học cao trong toàn quốc
- Chuẩn hóa, cập nhật dữ liệu kiểm kê toàn quốc vào cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học quốc gia.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sáp nhập tỉnh: 5 Điều kiện cần phải đảm bảo cho việc sáp nhập tỉnh gồm những nội dung gì? Nguyên tắc tổ chức và hoạt động sau sáp nhập?
- Biên chế cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh, xã sau sáp nhập theo Quyết định 759? Quy mô dân số sáp nhập tỉnh ra sao?
- Lời nhận xét môn Toán lớp 5 giữa kỳ 2 theo Thông tư 27? Mẫu lời nhận xét môn Toán lớp 5 giữa kỳ 2 chi tiết?
- Tổ chức kiểm tra hoạt động đấu thầu được tiến hành độc lập nhưng phải đảm bảo gì? Kế hoạch kiểm tra hoạt động đấu thầu định kỳ bao gồm nội dung gì?
- 5 trường hợp cơ sở sản xuất phải có khoảng cách an toàn về môi trường đối với khu dân cư? Xác định khoảng cách thế nào?