Cung cấp dịch vụ kiểm toán qua biên giới là gì? Điều kiện để doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài cung cấp dịch vụ kiểm toán qua biên giới cho Việt Nam là gì?
Cung cấp dịch vụ kiểm toán qua biên giới là gì?
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 17/2012/NĐ-CP có giải thích như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Doanh nghiệp kiểm toán tại Việt Nam: Là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, có đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán theo quy định và đã được Bộ Tài chính Việt Nam cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán.
2. Người có trách nhiệm quản lý, điều hành: Bao gồm chủ sở hữu, giám đốc doanh nghiệp tư nhân, thành viên công ty hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng Giám đốc Công ty; Giám đốc, Phó Giám đốc Chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán và các chức danh quản lý khác theo quy định tại Điều lệ hoặc văn bản tương đương của doanh nghiệp, tổ chức.
3. Cung cấp dịch vụ kiểm toán qua biên giới: Là việc cung cấp dịch vụ kiểm toán của các doanh nghiệp kiểm toán tại một quốc gia cho các doanh nghiệp, tổ chức thuộc một quốc gia khác.
Theo đó thì cung cấp dịch vụ kiểm toán qua biên giới là việc cung cấp dịch vụ kiểm toán của các doanh nghiệp kiểm toán tại một quốc gia cho các doanh nghiệp, tổ chức thuộc một quốc gia khác.
Cung cấp dịch vụ kiểm toán qua biên giới (Hình từ Internet)
Điều kiện để doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài cung cấp dịch vụ kiểm toán cho các doanh nghiệp, tổ chức tại Việt Nam là gì?
Doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài muốn cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp, tổ chức tại Việt Nam thì phải thuộc các đối tượng quy định tại Điều 10 Nghị định 17/2012/NĐ-CP như sau:
Đối tượng cung cấp dịch vụ kiểm toán qua biên giới
Đối tượng cung cấp dịch vụ kiểm toán qua biên giới cho các doanh nghiệp, tổ chức tại Việt Nam là doanh nghiệp kiểm toán có quốc tịch tại quốc gia thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới hoặc quốc gia có hiệp định với Việt Nam về việc cung cấp dịch vụ kiểm toán qua biên giới.
Đồng thời còn phải đáp ứng được các điều kiện theo quy định tại Điều 11 Nghị định 17/2012/NĐ-CP, cụ thể:
- Được phép cung cấp dịch vụ kiểm toán độc lập theo quy định của pháp luật của nước nơi doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài đặt trụ sở chính;
- Có ít nhất 5 (năm) kiểm toán viên được Bộ Tài chính Việt Nam cấp giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán, trong đó có người đại diện theo pháp luật;
- Có vốn chủ sở hữu trên bảng cân đối kế toán tương đương 500.000 (năm trăm nghìn) đô la Mỹ vào cuối năm tài chính trước năm cung cấp dịch vụ kiểm toán qua biên giới tại Việt Nam;
- Ký quỹ bắt buộc số tiền tương đương vốn pháp định quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 17/2012/NĐ-CP tại một ngân hàng thương mại hoạt động hợp pháp tại Việt Nam và có thư bảo lãnh thanh toán của ngân hàng này cam kết thanh toán trong trường hợp trách nhiệm của các hợp đồng kiểm toán cung cấp dịch vụ qua biên giới tại Việt Nam vượt quá mức ký quỹ bắt buộc;
Doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài phải luôn duy trì các điều kiện nêu trên trong suốt thời hạn của Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán qua biên giới tại Việt Nam.
Khi không đảm bảo một trong các điều kiện đó, doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài có trách nhiệm thông báo cho Bộ Tài chính trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày không còn đủ điều kiện theo quy định.
Doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài cung cấp dịch vụ kiểm toán qua biên giới có trách nhiệm thế nào?
Về trách nhiệm của doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài cung cấp dịch vụ kiểm toán qua biên giới được quy định tại Điều 13 Nghị định 17/2012/NĐ-CP, cụ thể:
Trách nhiệm của doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài cung cấp dịch vụ kiểm toán qua biên giới
1. Bố trí nhân sự có trình độ chuyên môn phù hợp để bảo đảm chất lượng dịch vụ kiểm toán. Tuân thủ các quy định về các hành vi bị nghiêm cấm, các trường hợp không được thực hiện kiểm toán đối với kiểm toán viên hành nghề và doanh nghiệp kiểm toán và các quy định khác có liên quan quy định tại Luật kiểm toán độc lập của Việt Nam.
2. Tuân thủ chuẩn mực kiểm toán Việt Nam khi thực hiện cung cấp dịch vụ kiểm toán qua biên giới tại Việt Nam.
3. Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác có liên quan đến cung cấp dịch vụ kiểm toán qua biên giới tại Việt Nam theo quy định của pháp luật hiện hành về thuế của Việt Nam.
4. Định kỳ 6 tháng một lần báo cáo Bộ Tài chính tình hình thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ kiểm toán qua biên giới phát sinh trong kỳ tại Việt Nam. Mẫu báo cáo do Bộ Tài chính quy định.
5. Cử người có trách nhiệm, đại diện cho doanh nghiệp báo cáo, giải trình cho các cơ quan chức năng của Việt Nam liên quan đến hợp đồng kiểm toán, hồ sơ kiểm toán, báo cáo kiểm toán và các vấn đề khác liên quan đến việc cung cấp dịch vụ qua biên giới tại Việt Nam.
6. Nộp cho Bộ Tài chính báo cáo tài chính hàng năm đã được kiểm toán kèm theo báo cáo kiểm toán của tổ chức kiểm toán độc lập và văn bản nhận xét của cơ quan quản lý hành nghề kiểm toán nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính về tình hình thực hiện các quy định pháp luật về hoạt động kiểm toán và các quy định pháp luật khác của doanh nghiệp trong thời hạn 120 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
7. Thực hiện các quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp kiểm toán quy định tại Điều 28 và Điều 29 và tuân thủ các quy định khác có liên quan quy định tại Luật kiểm toán độc lập của Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thưởng cuối năm là gì? Công ty phải thưởng cuối năm cho nhân viên? Tiền thưởng cuối năm có đóng thuế TNCN?
- Báo cáo kế hoạch đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công là gì? Thời hạn gửi báo cáo trung hạn vốn NSNN?
- 04 nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng? Hợp đồng xây dựng được phân loại theo các tiêu chí nào?
- Lịch âm dương 2024, Lịch vạn niên 2024 mới nhất: Còn bao nhiêu ngày nữa hết năm 2024 dương và âm lịch?
- Mẫu phương án thanh lý rừng trồng mới nhất là mẫu nào? Thẩm quyền quyết định thanh lý rừng trồng?