Cục Việc làm là đơn vị chủ trì đánh giá các phong trào về hỗ trợ tạo việc làm thông tin thị trường lao động đúng không?
Cục Việc làm có tư cách pháp nhân không?
Cục Việc làm có tư cách pháp nhân không, thì theo quy định tại Điều 5 Quyết định 996/QĐ-LĐTBXH năm 2017 như sau:
Cục Việc làm có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản riêng theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên thì Cục Việc làm có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản riêng theo quy định của pháp luật.
Cục Việc làm (Hình từ Internet)
Cục Việc làm là đơn vị chủ trì đánh giá các phong trào về hỗ trợ tạo việc làm thông tin thị trường lao động đúng không?
Cục Việc làm là đơn vị chủ trì đánh giá các phong trào về hỗ trợ tạo việc làm thông tin thị trường lao động đúng không, thì theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Quyết định 996/QĐ-LĐTBXH năm 2017 như sau:
Cục Việc làm có nhiệm vụ:
…
2. Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện quy định của pháp luật về việc làm, hỗ trợ tạo việc làm, thông tin thị trường lao động, tổ chức và hoạt động dịch vụ việc làm, bảo hiểm thất nghiệp, tuyển dụng và quản lý lao động tại Việt Nam.
3. Xây dựng mạng thông tin và cơ sở dữ liệu thị trường lao động; thực hiện công tác điều tra, thống kê, phân tích, dự báo thị trường lao động; thu thập, quản lý và cung cấp thông tin thị trường lao động.
4. Tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật; chủ trì tổng kết, đánh giá các phong trào, mô hình, điển hình tiên tiến về hỗ trợ tạo việc làm thông tin thị trường lao động, tổ chức và hoạt động dịch vụ việc làm, bảo hiểm thất nghiệp, tuyển dụng và quản lý lao động tại Việt Nam.
5. Tham gia nghiên cứu, xây dựng chế độ chính sách đối với cán bộ công chức, viên chức trong lĩnh vực được phân công.
6. Chủ trì, phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ xây dựng danh mục vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành; hướng dẫn về vị trí việc làm, số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực việc làm.
7. Giúp Bộ quản lý các hội, hiệp hội và tổ chức phi Chính phủ hoạt động trong lĩnh vực việc làm theo quy định của pháp luật.
8. Thực hiện hợp tác quốc tế theo phân công của Bộ.
9. Tham gia nghiên cứu khoa học; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức về lĩnh vực việc làm theo phân công của Bộ.
10. Sơ kết, tổng kết, báo cáo định kỳ và đột xuất về việc làm, hỗ trợ tạo việc làm, thông tin thị trường lao động, tổ chức và hoạt động dịch vụ việc làm, bảo hiểm thất nghiệp, tuyển dụng và quản lý lao động tại Việt Nam.
11. Quản lý công chức, viên chức, người lao động, cơ sở vật chất, tài chính, tài sản theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ.
12. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao.
Như vậy, theo quy định trên thì Cục Việc làm là đơn vị chủ trì đánh giá các phong trào về hỗ trợ tạo việc làm thông tin thị trường lao động tại Việt Nam.
Cục Việc làm có tối đa bao nhiêu Phó Cục trưởng?
Cục Việc làm có tối đa bao nhiêu Phó Cục trưởng, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Quyết định 996/QĐ-LĐTBXH năm 2017 như sau:
Cơ cấu tổ chức của Cục Việc làm:
1. Cục Việc làm có Cục trưởng và không quá 03 Phó Cục trưởng.
2. Các phòng chức năng và đơn vị trực thuộc:
a) Phòng Chính sách việc làm;
b) Phòng Thị trường lao động;
c) Phòng Bảo hiểm thất nghiệp;
d) Phòng Quản lý lao động;
đ) Phòng Kế hoạch - Tài chính;
e) Văn phòng;
g) Trung tâm Quốc gia về Dịch vụ việc làm (đơn vị sự nghiệp).
Như vậy, theo quy định trên thì Cục Việc làm có tối đa 03 Phó Cục trưởng.
Ai là người ban hành quy chế làm việc và quan hệ công tác của Cục Việc làm?
Người ban hành quy chế làm việc và quan hệ công tác của Cục Việc làm được quy định tại Điều 4 Quyết định 996/QĐ-LĐTBXH năm 2017 như sau:
Cục trưởng Cục Việc làm có trách nhiệm ban hành và tổ chức thực hiện Quy chế làm việc và quan hệ công tác của Cục; quy định chức năng nhiệm vụ của các phòng và văn phòng thuộc Cục; sắp xếp, phân công nhiệm vụ cụ thể cho công chức, viên chức, người lao động trong Cục để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao; xây dựng, trình Bộ trưởng quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của đơn vị sự nghiệp trực thuộc Cục.
Như vậy, theo quy định trên thì Cục trưởng Cục Việc làm có trách nhiệm ban hành và tổ chức thực hiện Quy chế làm việc và quan hệ công tác của Cục; quy định chức năng nhiệm vụ của các phòng và văn phòng thuộc Cục;
Đồng thời, sắp xếp, phân công nhiệm vụ cụ thể cho công chức, viên chức, người lao động trong Cục để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao; xây dựng, trình Bộ trưởng quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của đơn vị sự nghiệp trực thuộc Cục.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?