Cục trưởng Cục Quản lý đường bộ có thẩm quyền điều động vật tư, trang thiết bị dự phòng trong công tác phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai không?
- Đối với công tác phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ thì các vật tư trang thiết bị dự phòng nào được sử dụng?
- Cục trưởng Cục Quản lý đường bộ có thẩm quyền điều động vật tư, phương tiện, trang thiết bị dự phòng trong công tác phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai hay không?
- Trách nhiệm của Cục Quản lý đường bộ về việc quản lý, bảo dưỡng trang thiết bị, vật tư dự phòng như thế nào?
Đối với công tác phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ thì các vật tư trang thiết bị dự phòng nào được sử dụng?
Tại Điều 15 Thông tư 03/2019/TT-BGTVT có quy định về các vật tư, trang thiết bị dự phòng cho công tác phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ như sau:
Quản lý và sử dụng phương tiện, trang thiết bị, vật tư dự phòng
1. Vật tư, trang thiết bị dự phòng cho công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai
a) Vật tư, trang thiết bị chủ yếu bao gồm: trang bị bảo hộ lao động, áo phao, đèn pin, bao tải, vải bạt, đá hộc, đá dăm, rọ thép, dây cáp, dây thép, dây thừng, búa, cuốc, xẻng, nhựa đường, xi măng, xăng, dầu, dầm cầu các loại, cọc thép, cọc bê tông, biển báo, rào chắn, hộ lan; máy phát điện, máy bơm, máy hàn, kích, thiết bị thông tin liên lạc hữu tuyến và vô tuyến;
b) Trang thiết bị, vật tư dự phòng được bố trí, lưu giữ, bảo quản tại các kho chứa tài sản dự phòng cho công tác phòng, chống thiên tai. Bộ Giao thông vận tải quyết định việc thành lập, vị trí đặt và tiêu chuẩn khung của kho chứa tài sản dự phòng cho công tác phòng, chống thiên tai trên cơ sở đề xuất của Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
2. Phương tiện thực hiện công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai
a) Phương tiện chủ yếu bao gồm: phà, cần cẩu cứu hộ, cần cẩu thi công bốc xếp, xe chuyên dùng cứu nạn, xe chuyên dùng cứu hộ, xe tải, ca nô, búa đóng cọc, máy xúc, máy ủi;
b) Tổng cục Đường bộ Việt Nam, các Cục Quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải các địa phương xây dựng phương án điều động phương tiện tham gia phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
Theo đó, vật tư, trang thiết bị chủ yếu bao gồm: trang bị bảo hộ lao động, áo phao, đèn pin, bao tải, vải bạt, đá hộc, đá dăm, rọ thép, dây cáp, dây thép, dây thừng, búa, cuốc, xẻng, nhựa đường, xi măng, xăng, dầu, dầm cầu các loại, cọc thép, cọc bê tông, biển báo, rào chắn, hộ lan; máy phát điện, máy bơm, máy hàn, kích, thiết bị thông tin liên lạc hữu tuyến và vô tuyến.
Trang thiết bị, vật tư dự phòng được bố trí, lưu giữ, bảo quản tại các kho chứa tài sản dự phòng cho công tác phòng, chống thiên tai.
Bộ Giao thông vận tải quyết định việc thành lập, vị trí đặt và tiêu chuẩn khung của kho chứa tài sản dự phòng cho công tác phòng chống thiên tai trên cơ sở đề xuất của Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
Công tác phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ (Hình từ Internet)
Cục trưởng Cục Quản lý đường bộ có thẩm quyền điều động vật tư, phương tiện, trang thiết bị dự phòng trong công tác phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai hay không?
Tại khoản 3 Điều 15 Thông tư 03/2019/TT-BGTVT được sửa đổi bởi điểm a khoản 11 Điều 1 Thông tư 43/2021/TT-BGTVT có quy định về thẩm quyền điều động phương tiện, vật tư dự phòng trong phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai như sau:
Quản lý và sử dụng phương tiện, trang thiết bị, vật tư dự phòng
...
3. Thẩm quyền điều động phương tiện, vật tư dự phòng
a) Trưởng Ban chỉ huy PCTT&TKCN Bộ Giao thông vận tải, Trưởng Ban chỉ huy PCTT&TKCN Tổng cục Đường bộ Việt Nam có thẩm quyền điều động vật tư, phương tiện, trang thiết bị dự phòng thuộc phạm vi quản lý để phục vụ phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên hệ thống quốc lộ; hoặc hỗ trợ, chi viện cho các địa phương theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai;
b) Cục trưởng Cục Quản lý đường bộ có thẩm quyền điều động vật tư, phương tiện, trang thiết bị dự phòng thuộc phạm vi quản lý để phục vụ ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên quốc lộ được giao quản lý;
c) Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện điều động vật tư, phương tiện, trang thiết bị dự phòng thuộc thẩm quyền quản lý để kịp thời ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên các hệ thống đường địa phương;
d) Cơ quan tham mưu giúp việc cho người có thẩm quyền quy định tại các điểm a, b, c Khoản này, sau khi thực hiện việc điều động vật tư, phương tiện, trang thiết bị dự phòng có trách nhiệm hoàn thành các thủ tục thanh, quyết toán theo quy định.
Theo đó, Cục trưởng Cục Quản lý đường bộ có thẩm quyền điều động vật tư, phương tiện, trang thiết bị dự phòng thuộc phạm vi quản lý để phục vụ ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên quốc lộ được giao quản lý.
Trách nhiệm của Cục Quản lý đường bộ về việc quản lý, bảo dưỡng trang thiết bị, vật tư dự phòng như thế nào?
Cụ thể tại khoản 4 Điều 15 Thông tư 03/2019/TT-BGTVT được sửa đổi bởi điểm b khoản 11 Điều 1 Thông tư 43/2021/TT-BGTVT có nêu về trách nhiệm quản lý, bảo trì trang thiết bị, vật tư dự phòng của Cục Quản lý đường bộ như sau:
* Đối với hệ thống quốc lộ
Hàng năm, các Cục Quản lý đường bộ có trách nhiệm quản lý, trông coi, bảo dưỡng trang thiết bị, vật tư dự phòng;
Lập dự toán kinh phí thực hiện trình Tổng cục Đường bộ Việt Nam. Tổng cục Đường bộ Việt Nam rà soát, lập nhu cầu sản xuất, mua sắm, sửa chữa, dự trữ trang thiết bị, vật tư dự phòng và dự toán cho công tác bảo trì, bảo vệ các kho chứa trang thiết bị, vật tư dự phòng, trình Bộ Giao thông vận tải chấp thuận trước ngày 30 tháng 6 hàng năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?
- 1 năm có bao nhiêu tuần học? Nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học 2024 2025 của các địa phương ra sao?
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?