Cục trồng trọt có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong công tác bảo tồn nguồn gen giống cây trồng và đa dạng sinh học trong lĩnh vực trồng trọt?
- Cục trồng trọt thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trụ sở ở đâu?
- Cục trưởng cục trồng trọt thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm gì?
- Cục trồng trọt thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có nhiệm vụ và quyền hạn gì công tác bảo tồn nguồn gen giống cây trồng và đa dạng sinh học trong lĩnh vực trồng trọt?
Cục trồng trọt thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trụ sở ở đâu?
Căn cứ theo Điều 1 Quyết định 4179/QĐ-BNN-TCCB năm 2023 quy định về vị trí và chức năng của Cục trồng trọt như sau:
Vị trí và chức năng
1. Cục Trồng trọt là tổ chức trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thực hiện chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về hoạt động trồng trọt; bảo tồn đa dạng sinh học trong lĩnh vực trồng trọt thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng.
2. Cục Trồng trọt có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng, có kinh phí hoạt động theo quy định của pháp luật.
3. Trụ sở của Cục đặt tại thành phố Hà Nội.
Như vậy, cục trồng trọt thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trụ sở tại thành phố Hà Nội.
Cục trồng trọt có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong công tác bảo tồn nguồn gen giống cây trồng và đa dạng sinh học trong lĩnh vực trồng trọt? (hình từ internet)
Cục trưởng cục trồng trọt thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm gì?
Theo khoản 1 Điều 3 Quyết định 4179/QĐ-BNN-TCCB năm 2023 quy định như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Lãnh đạo Cục: có Cục trưởng và các Phó Cục trưởng do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định.
a) Cục trưởng có trách nhiệm: trình Bộ trưởng quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục; ban hành Quy chế làm việc của Cục; quy định chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức tham mưu thuộc Cục; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập (các tổ chức có tư cách pháp nhân) thuộc Cục sau khi có văn bản chấp thuận của Bộ; bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh lãnh đạo của các tổ chức trực thuộc Cục theo phân cấp của Bộ trưởng và quy định của pháp luật;
b) Cục trưởng điều hành hoạt động của Cục, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về hoạt động của Cục. Phó Cục trưởng giúp Cục trưởng theo dõi, chỉ đạo một số mặt công tác theo sự phân công của Cục trưởng; chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
2. Các tổ chức tham mưu:
a) Văn phòng Cục (có bộ phận thường trực phía Nam);
b) Phòng Kế hoạch, Tổng hợp;
c) Phòng Pháp chế, Thanh tra;
d) Phòng Cây lương thực, cây thực phẩm;
đ) Phòng Cây công nghiệp, cây ăn quả;
e) Phòng Sử dụng đất nông nghiệp và Môi trường;
g) Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng.
...
Như vậy, Cục trưởng Cục trồng trọt thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm:
- Trình Bộ trưởng quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cụcban hành Quy chế làm việc của Cục;
- Quy định chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức tham mưu thuộc Cục;
- Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập (các tổ chức có tư cách pháp nhân) thuộc Cục sau khi có văn bản chấp thuận của Bộ;
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh lãnh đạo của các tổ chức trực thuộc Cục theo phân cấp của Bộ trưởng và quy định của pháp luật.
Cục trồng trọt thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có nhiệm vụ và quyền hạn gì công tác bảo tồn nguồn gen giống cây trồng và đa dạng sinh học trong lĩnh vực trồng trọt?
Theo căn cứ tại khoản 11 Điều 2 Quyết định 4179/QĐ-BNN-TCCB năm 2023 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Cục trồng trọt thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong công tác bảo tồn nguồn gen giống cây trồng và đa dạng sinh học trong lĩnh vực trồng trọtquy định như sau:
- Trình Bộ trưởng các chương trình, đề án, dự án về bảo tồn nguồn gen giống cây trồng và đa dạng sinh học trong lĩnh vực trồng trọt;
- Tổ chức điều tra, đánh giá giống cây trồng đặc hữu hoặc có giá trị đang bị đe doạ tuyệt chủng để đưa vào Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ;
- Chỉ đạo kiểm tra việc thu thập, lưu trữ, bảo tồn, khai thác nguồn gen cây trồng theo quy định của pháp luật;
- Tổ chức điều tra, đánh giá, thu thập, bảo quản loài vi sinh vật và nấm đặc hữu hoặc có giá trị đang bị đe dọa tuyệt chủng để đưa vào Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ;
- Tham gia nghiên cứu chọn, tạo và chuyển giao công nghệ về nguồn gen giống cây trồng;
- Khai thác, sử dụng, bảo tồn nguồn gen giống cây trồng;
- Tổ chức việc lưu giữ và bảo quản lâu dài mẫu vật di truyền của loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, loài nhập khẩu phục vụ công tác nghiên cứu, nhân giống, lai tạo giống, ứng dụng và phát triển nguồn gen;
- Điều tra, thu thập, đánh giá và xây dựng cơ sở dữ liệu về nguồn gen thuộc phạm vi quản lý và cung cấp thông tin về cơ sở dữ liệu về nguồn gen cho Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Quản lý nhà nước về đa dạng sinh học nguồn gen giống cây trồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo thành tích công đoàn 2024 dành cho tập thể công đoàn cơ sở đối với Chuyên đề Giỏi việc nước đảm việc nhà 2024?
- Pháp điển là gì? Bộ pháp điển là gì? phapdien moj Hướng dẫn sử dụng Bộ pháp điển cụ thể thế nào?
- Mẫu tóm tắt thành tích tập thể công đoàn cơ sở đối với Chuyên đề Văn hóa thể thao 2024? Tải mẫu tóm tắt thành tích tập thể công đoàn cơ sở ở đâu?
- Thông tư 27/2024 về tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu, mẫu hồ sơ đấu thầu chọn nhà đầu tư dự án đầu tư công trình năng lượng?
- 'Phông bạt từ thiện' là gì? Sửa chữa, làm giả bill chuyển khoản nhưng không gây thiệt hại có vi phạm pháp luật?