Cục Thuế trực tiếp quản lý đối với các doanh nghiệp nào? Việc phân công cơ quan thuế trực tiếp quản lý doanh nghiệp được thực hiện ở đâu?
Cục Thuế trực tiếp quản lý đối với các doanh nghiệp nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 127/2015/TT-BTC thì Cục Thuế trực tiếp quản lý đối với các doanh nghiệp sau đây:
(1) Doanh nghiệp nhà nước.
(2) Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;
Doanh nghiệp dự án BOT, BTO, BT do nhà đầu tư thành lập để thiết kế, xây dựng, vận hành, quản lý công trình dự án và để thực hiện dự án khác theo quy định của pháp luật về đầu tư;
(3) Doanh nghiệp hạch toán toàn ngành, doanh nghiệp hoạt động trên nhiều địa bàn (như thủy điện, bưu chính, viễn thông, xây dựng cơ bản...);
Doanh nghiệp có quy mô kinh doanh lớn;
Doanh nghiệp có số thu ngân sách được phân bố cho nhiều địa bàn cấp tỉnh hoặc nhiều địa bàn cấp huyện trên cùng tỉnh, thành phố được thụ hưởng theo quy định của pháp luật;
(4) Doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh thuộc ngành, nghề kinh doanh đặc thù, có tính chất pháp lý phức tạp như: hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, kinh doanh bất động sản, kế toán, kiểm toán, hoạt động pháp luật, khai khoáng.
Cục Thuế trực tiếp quản lý đối với các doanh nghiệp nào? (Hình từ Internet)
Việc phân công cơ quan thuế trực tiếp quản lý doanh nghiệp được thực hiện ở đâu?
Việc phân công cơ quan thuế trực tiếp quản lý doanh nghiệp được quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 127/2015/TT-BTC như sau:
Phân công cơ quan thuế trực tiếp quản lý doanh nghiệp
1. Nguyên tắc phân công cơ quan Thuế trực tiếp quản lý đối với doanh nghiệp
a) Việc phân công cơ quan thuế quản lý đối với doanh nghiệp được thực hiện trên Hệ thống Đăng ký thuế của Tổng cục Thuế và đồng thời với cấp mã số doanh nghiệp.
Cơ quan thuế căn cứ thông tin của người nộp thuế trên hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp do Cơ quan Đăng ký kinh doanh truyền sang qua hình thức điện tử để thực hiện phân công cơ quan thuế quản lý đối với doanh nghiệp.
b) Phù hợp với năng lực quản lý của cơ quan thuế các cấp, các quy định của Luật Ngân sách nhà nước về thẩm quyền quản lý, phân cấp nguồn thu tại địa phương và phù hợp với các quy định của Luật Quản lý thuế hiện hành;
c) Phù hợp với tổ chức hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đặc điểm của từng địa phương, vùng, miền trên cả nước.
2. Căn cứ các nguyên tắc phân công cơ quan thuế quản lý đối với doanh nghiệp quy định tại khoản 1 Điều này và căn cứ nội dung phân cấp nguồn thu nêu tại Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Cục Thuế phối hợp với Sở Tài chính và các cơ quan có liên quan xây dựng tiêu thức phân công cơ quan thuế quản lý đối với doanh nghiệp thành lập mới trên địa bàn thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định:
...
Như vậy, theo quy định, việc phân công cơ quan thuế quản lý đối với doanh nghiệp được thực hiện trên Hệ thống Đăng ký thuế của Tổng cục Thuế và đồng thời với cấp mã số doanh nghiệp.
Cơ quan thuế căn cứ thông tin của người nộp thuế trên hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp do Cơ quan Đăng ký kinh doanh truyền sang qua hình thức điện tử để thực hiện phân công cơ quan thuế quản lý đối với doanh nghiệp.
Doanh nghiệp thành lập trái với quy định thì có bị cảnh báo trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp không?
Các trường hợp vi phạm pháp luật về thuế bị cảnh báo trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp được quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 127/2015/TT-BTC như sau:
Trao đổi thông tin cảnh báo các trường hợp vi phạm pháp luật thuế
1. Các trường hợp vi phạm pháp luật về thuế cảnh báo trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp gồm:
...
c) Doanh nghiệp thành lập trái với các quy định của Luật Doanh nghiệp như: cá nhân là chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ hộ kinh doanh thì không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân và ngược lại; thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác.
2. Tổng cục Thuế có trách nhiệm cung cấp thông tin về cá nhân người thành lập doanh nghiệp, người quản lý doanh nghiệp do cơ quan Thuế quản lý thuộc khoản 1 Điều này để Cục Quản lý đăng ký kinh doanh - Bộ Kế hoạch và đầu tư cập nhật danh sách cảnh báo trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
...
Như vậy, theo quy định, trường hợp doanh nghiệp thành lập trái với quy định như: cá nhân là chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ hộ kinh doanh thì không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân và ngược lại; thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác... thì bị cảnh báo trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Biên tập viên hạng 1 lĩnh vực xuất bản chỉ đạo việc phối hợp giữa biên tập viên các bộ phận nào để bản thảo đi in đạt yêu cầu chất lượng xuất bản phẩm?
- Quán net được mở đến mấy giờ? Quán net không được hoạt động từ 22 giờ đến 8 giờ sáng hôm sau đúng không?
- Thành viên trong nhóm người sử dụng đất muốn chuyển nhượng đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì xử lý như thế nào?
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?