Cục Thuế doanh nghiệp lớn thuộc Tổng cục Thuế được tổ chức bao nhiêu phòng? Quy chế hoạt động, nhiệm vụ cụ thể của các phòng do ai quy định?
- Cục Thuế doanh nghiệp lớn thuộc Tổng cục Thuế được tổ chức bao nhiêu phòng? Quy chế hoạt động, nhiệm vụ cụ thể của các phòng do ai quy định?
- Lãnh đạo Cục Thuế doanh nghiệp lớn thuộc Tổng cục Thuế gồm những ai?
- Biên chế của Cục Thuế doanh nghiệp lớn thuộc Tổng cục Thuế do ai quyết định?
- Cục Thuế doanh nghiệp lớn tham mưu, giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế thực hiện quản lý nhà nước như thế nào?
Cục Thuế doanh nghiệp lớn thuộc Tổng cục Thuế được tổ chức bao nhiêu phòng? Quy chế hoạt động, nhiệm vụ cụ thể của các phòng do ai quy định?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Quyết định 1968/QĐ-BTC năm 2021 quy định về cơ cấu tổ chức như sau:
Cơ cấu tổ chức
Cục Thuế doanh nghiệp lớn được tổ chức 05 phòng:
a) Phòng Tổng hợp - Nghiệp vụ - Hỗ trợ người nộp thuế.
b) Phòng Kê khai - Kế toán thuế và Cơ sở dữ liệu doanh nghiệp lớn.
c) Phòng Quản lý thuế số 1.
d) Phòng Quản lý thuế số 2.
đ) Phòng Quản lý thuế số 3.
Quy chế hoạt động, nhiệm vụ cụ thể của các phòng thuộc Cục Thuế Doanh nghiệp lớn do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế quy định.
Như vậy, Cục Thuế doanh nghiệp lớn thuộc Tổng cục Thuế được tổ chức 05 phòng, bao gồm:
- Phòng Tổng hợp - Nghiệp vụ - Hỗ trợ người nộp thuế.
- Phòng Kê khai - Kế toán thuế và Cơ sở dữ liệu doanh nghiệp lớn.
- Phòng Quản lý thuế số 1.
- Phòng Quản lý thuế số 2.
- Phòng Quản lý thuế số 3.
Quy chế hoạt động, nhiệm vụ cụ thể của các phòng thuộc Cục Thuế Doanh nghiệp lớn do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế quy định.
Cục Thuế Doanh nghiệp lớn (Hình từ Internet)
Lãnh đạo Cục Thuế doanh nghiệp lớn thuộc Tổng cục Thuế gồm những ai?
Căn cứ theo Điều 4 Quyết định 1968/QĐ-BTC năm 2021 quy định về lãnh đạo Cục như sau:
Lãnh đạo Cục
1. Cục Thuế doanh nghiệp lớn có Cục trưởng và không quá 03 Phó Cục trưởng; Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Cục.
Phó Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
2. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Cục trưởng, Phó Cục trưởng và các chức danh lãnh đạo khác của Cục Thuế doanh nghiệp lớn thực hiện theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý cán bộ của Bộ Tài chính.
Theo quy định trên, Cục Thuế doanh nghiệp lớn có Cục trưởng và không quá 03 Phó Cục trưởng.
Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Cục.
Phó Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Cục trưởng, Phó Cục trưởng và các chức danh lãnh đạo khác của Cục Thuế doanh nghiệp lớn thực hiện theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý cán bộ của Bộ Tài chính.
Biên chế của Cục Thuế doanh nghiệp lớn thuộc Tổng cục Thuế do ai quyết định?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Quyết định 1968/QĐ-BTC năm 2021 quy định về biên chế và kinh phí như sau:
Biên chế và kinh phí
1. Biên chế của Cục Thuế doanh nghiệp lớn do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế quyết định trong tổng số biên chế của Tổng cục Thuế.
...
Như vậy, biên chế của Cục Thuế doanh nghiệp lớn do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế quyết định trong tổng số biên chế của Tổng cục Thuế.
Cục Thuế doanh nghiệp lớn tham mưu, giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế thực hiện quản lý nhà nước như thế nào?
Căn cứ theo Điều 2 Quyết định 1968/QĐ-BTC năm 2021 quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn
1. Tham mưu, giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế thực hiện quản lý nhà nước về thuế đối với doanh nghiệp lớn và theo dõi, đôn đốc, tổng hợp báo cáo đối với các khoản thu ngân sách nhà nước được giao theo quy định:
a) Xây dựng chương trình, kế hoạch dài hạn, trung hạn và hàng năm về quản lý thuế với doanh nghiệp lớn;
b) Xây dựng các tiêu chí xác định doanh nghiệp lớn; xây dựng danh sách các doanh nghiệp lớn thuộc phạm vi quản lý thuế trực tiếp của Cục Thuế doanh nghiệp lớn trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
c) Xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về thuế đối với doanh nghiệp lớn theo phân công của cấp có thẩm quyền. Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn, triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về chính sách thuế, quản lý thuế đối với các doanh nghiệp lớn trên phạm vi cả nước.
d) Tham mưu hướng dẫn, chỉ đạo cơ quan thuế các cấp thực hiện các quy định về chính sách thuế, quản lý thuế đối với doanh nghiệp lớn và các đơn vị thành viên trực thuộc của doanh nghiệp lớn hoạt động trên phạm vi cả nước và địa bàn thuộc phạm vi quản lý theo phân công của cấp có thẩm quyền.
đ) Tổng hợp, phân tích, đánh giá các chỉ tiêu về quản lý thuế, đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý thuế đối với doanh nghiệp lớn. Tham mưu trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật về thuế; các quy định, quy trình quản lý thuế; các vướng mắc phát sinh, vấn đề vượt quá thẩm quyền giải quyết của Cục Thuế doanh nghiệp lớn.
e) Phối hợp xây dựng, áp dụng quy trình quản lý rủi ro trong quản lý thuế đối với doanh nghiệp lớn.
g) Phối hợp thực hiện quản lý thuế theo phân công của Tổng cục Thuế đối với các doanh nghiệp lớn thuộc phạm vi quản lý trực tiếp của Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, bao gồm: được phân quyền khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu của Tổng cục Thuế để phục vụ công tác theo dõi, phân tích, đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và các chỉ tiêu quản lý thuế đối với doanh nghiệp lớn; hướng dẫn, giải quyết vướng mắc về việc áp dụng chính sách pháp luật về thuế; thanh tra - kiểm tra việc chấp hành pháp luật thuế. Phối hợp với các tổ chức, đơn vị có liên quan để tham mưu lập, giao nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước hàng năm đối với các Cục Thuế địa phương trên cơ sở các thông tin quản lý thuế doanh nghiệp lớn.
h) Phối hợp quản lý thuế đối với các doanh nghiệp quốc phòng, an ninh theo quy định.
i) Tham mưu chỉ đạo, theo dõi, đôn đốc, tổng hợp báo cáo đối với các khoản thu thuộc ngân sách nhà nước gồm: lợi nhuận còn lại, cổ tức được chia cho phần vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp; khoản chênh lệch thu, chi của Ngân hàng Nhà nước; các khoản phí, lệ phí thuộc ngân sách trung ương.
...
Như vậy, Cục Thuế doanh nghiệp lớn tham mưu, giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế thực hiện quản lý nhà nước về thuế đối với doanh nghiệp lớn và theo dõi, đôn đốc, tổng hợp báo cáo đối với các khoản thu ngân sách nhà nước được giao theo quy định cụ thể trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai chuẩn Nghị định 99? Hướng dẫn ghi Sổ đăng ký thế chấp?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?
- Kinh doanh là gì? Có thể hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không cần đăng ký kinh doanh hay không?
- Đơn vị sự nghiệp công lập có phát sinh nước thải sinh hoạt thì có thuộc đối tượng phải đóng phí bảo vệ môi trường?
- Thông qua Nghị quyết giảm thuế GTGT 06 tháng đầu năm 2025 ngay trong tháng 11/2024 đúng không? Công văn 12477 lập đề nghị giảm thuế GTGT thế nào?