Cục Tài vụ Quản trị là đơn vị trực thuộc cơ quan nào? Cục Tài vụ Quản trị có những chức năng gì?
Cục Tài vụ Quản trị là đơn vị trực thuộc cơ quan nào? Cục Tài vụ Quản trị có những chức năng gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 1 Quyết định 1068/QĐ-BTC năm 2016 quy định về vị trí và chức năng của Cục Tài vụ Quản trị như sau:
Vị trí và chức năng
1. Cục Tài vụ - Quản trị là đơn vị trực thuộc Tổng cục Hải quan, có chức năng tham mưu, giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan thống nhất quản lý và tổ chức thực hiện công tác tài chính, tài sản, đầu tư phát triển, xây dựng cơ bản, quản trị và kiểm tra nội bộ các đơn vị trong ngành hải quan; công tác mua sắm tập trung và chủ đầu tư các dự án đầu tư xây dựng của ngành theo phân công, phân cấp của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.
2. Cục Tài vụ - Quản trị có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài Khoản tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định thì Cục Tài vụ Quản trị là đơn vị trực thuộc Tổng cục Hải quan.
Cục Tài vụ Quản trị có chức năng tham mưu, giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan các công việc sau đây:
(1) Thống nhất quản lý và tổ chức thực hiện công tác tài chính, tài sản, đầu tư phát triển, xây dựng cơ bản, quản trị và kiểm tra nội bộ các đơn vị trong ngành hải quan;
(2) Công tác mua sắm tập trung và chủ đầu tư các dự án đầu tư xây dựng của ngành theo phân công, phân cấp của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.
Cục Tài vụ Quản trị là đơn vị trực thuộc cơ quan nào? Cục Tài vụ Quản trị có những chức năng gì? (Hình từ Internet)
Lãnh đạo Cục Tài vụ Quản trị trực thuộc Tổng cục Hải quan bao gồm những ai?
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Quyết định 1068/QĐ-BTC năm 2016 quy định về lãnh đạo Cục Tài vụ Quản trị như sau:
Lãnh đạo Cục
1. Cục Tài vụ - Quản trị có Cục trưởng và một số Phó Cục trưởng theo quy định.
Cục trưởng Cục Tài vụ - Quản trị chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Cục; quản lý cán bộ, công chức và quản lý tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật. Phó Cục trưởng Cục Tài vụ - Quản trị chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
2. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Cục trưởng, Phó Cục trưởng và các chức danh lãnh đạo khác của Cục Tài vụ - Quản trị thực hiện theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý cán bộ của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Như vậy, theo quy định thì lãnh đạo Cục Tài vụ Quản trị gồm có Cục trưởng và một số Phó Cục trưởng.
Cục Tài vụ Quản trị có nhiệm vụ và quyền hạn gì về công tác kiểm tra nội bộ?
Cân cứ khoản 9 Điều 2 Quyết định 1068/QĐ-BTC năm 2016 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Tài vụ Quản trị như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
9. Về công tác kiểm tra nội bộ:
a) Lập và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch kiểm tra nội bộ về quản lý tài chính, kế toán, tài sản nhà nước, đầu tư mua sắm và đầu tư xây dựng của Tổng cục Hải quan;
b) Thực hiện kiểm tra nội bộ về quản lý tài chính, kế toán, tài sản nhà nước, đầu tư mua sắm và đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Bộ Tài chính;
c) Tổng hợp báo cáo, đề xuất phương án xử lý kết quả công tác kiểm tra nội bộ tại các đơn vị dự toán của Tổng cục Hải quan;
d) Kiểm tra, tham gia, đôn đốc, theo dõi xử lý việc thực hiện kiến nghị, kết luận của kiểm toán, thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực quản lý tài chính, kế toán, tài sản nhà nước, đầu tư mua sắm và đầu tư xây dựng của Tổng cục Hải quan;
e) Kiến nghị cấp có thẩm quyền hoàn thiện chính sách, pháp luật liên quan đến công tác quản lý tài chính, tài sản, đầu tư phát triển và xây dựng cơ bản.
10. Hướng dẫn, tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện Luật Thực hành Tiết kiệm, chống lãng phí trong các đơn vị thuộc Tổng cục Hải quan theo quy định.
11. Chủ đầu tư các dự án đầu tư xây dựng; thực hiện mua sắm tập trung tại Tổng cục Hải quan theo phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.
...
Như vậy, về công tác kiểm tra nội bộ thì Cục Tài vụ Quản trị có những nhiệm vụ và quyền hạn sau:
(1) Lập và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch kiểm tra nội bộ về quản lý tài chính, kế toán, tài sản nhà nước, đầu tư mua sắm và đầu tư xây dựng của Tổng cục Hải quan;
(2) Thực hiện kiểm tra nội bộ về quản lý tài chính, kế toán, tài sản nhà nước, đầu tư mua sắm và đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Bộ Tài chính;
(3) Tổng hợp báo cáo, đề xuất phương án xử lý kết quả công tác kiểm tra nội bộ tại các đơn vị dự toán của Tổng cục Hải quan;
(4) Kiểm tra, tham gia, đôn đốc, theo dõi xử lý việc thực hiện kiến nghị, kết luận của kiểm toán, thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực quản lý tài chính, kế toán, tài sản nhà nước, đầu tư mua sắm và đầu tư xây dựng của Tổng cục Hải quan;
(5) Kiến nghị cấp có thẩm quyền hoàn thiện chính sách, pháp luật liên quan đến công tác quản lý tài chính, tài sản, đầu tư phát triển và xây dựng cơ bản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày đẹp bao sái bàn thờ năm 2025? Bao sái bàn thờ năm 2025 ngày nào? Nghỉ tết 2025 người lao động được nghỉ bao nhiêu ngày nghỉ hưởng nguyên lương?
- Mẫu Quyết định khen thưởng nhân viên xuất sắc dịp Tết cuối năm? Tải về Mẫu Quyết định khen thưởng?
- Từ năm 2025, rời khỏi hiện trường sau khi gây tai nạn giao thông, người lái xe máy sẽ bị phạt bao nhiêu?
- Mẫu Biên bản họp đại hội đồng cổ đông về việc tách công ty mới nhất? Tải về file word mẫu biên bản họp?
- Không xi nhan phạt bao nhiêu 2025? Điều kiện phương tiện tham gia giao thông đường bộ 2025 như thế nào?