Cục Quản lý Y Dược cổ truyền có phải là cục chuyên ngành thuộc Bộ Y tế không? Cục có tư cách pháp nhân không?
Cục Quản lý Y Dược cổ truyền có phải là cục chuyên ngành thuộc Bộ Y tế không? Cục có tư cách pháp nhân không?
Theo Điều 1 Quyết định 4079/QĐ-BYT năm 2013 quy định như sau:
Vị trí, chức năng
1. Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền là cục chuyên ngành thuộc Bộ Y tế, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Y tế quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật, chỉ đạo điều hành các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực y, dược cổ truyền trong phạm vi cả nước.
Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền có tên giao dịch viết bằng tiếng Anh: Traditional Medicine Administration, viết tắt là: TMA
2. Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng và có trụ sở làm việc tại thành phố Hà Nội.
Căn cứ trên quy định Cục Quản lý Y Dược cổ truyền là cục chuyên ngành thuộc Bộ Y tế, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Y tế quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật, chỉ đạo điều hành các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực y, dược cổ truyền trong phạm vi cả nước.
Cũng theo quy định này, Cục Quản lý Y Dược cổ truyền có tên giao dịch viết bằng tiếng Anh: Traditional Medicine Administration, viết tắt là: TMA. Cục Quản lý Y Dược cổ truyền có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng và có trụ sở làm việc tại thành phố Hà Nội.
Cục trưởng Cục Quản lý Y Dược cổ truyền do ai bổ nhiệm, miễn nhiệm?
Theo khoản 1 Điều 3 Quyết định 4079/QĐ-BYT năm 2013 quy định về thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm Cục trưởng Cục Quản lý Y Dược cổ truyền như sau:
Tổ chức bộ máy và cơ chế hoạt động
1. Lãnh đạo Cục:
Cục trưởng và các Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Y tế bổ nhiệm, miễn nhiệm. Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Y tế và trước pháp luật về mọi hoạt động của Cục. Các Phó Cục trưởng giúp việc cho Cục trưởng và chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
...
Theo đó, Cục trưởng Cục Quản lý Y Dược cổ truyền do Bộ trưởng Bộ Y tế bổ nhiệm, miễn nhiệm.
Về trách nhiệm của Cục trưởng, Các Phó Cục trưởng được quy định như sau:
- Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Y tế và trước pháp luật về mọi hoạt động của Cục Quản lý Y Dược cổ truyền.
- Các Phó Cục trưởng giúp việc cho Cục trưởng và chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
Cục Quản lý Y Dược cổ truyền (Hình từ Internet)
Cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý Y Dược cổ truyền được quy định thế nào?
Theo khoản 2 Điều 3 Quyết định 4079/QĐ-BYT năm 2013 quy định như sau:
Tổ chức bộ máy và cơ chế hoạt động
...
2. Cơ cấu tổ chức
a) Văn phòng Cục;
b) Phòng Kế hoạch - Tài chính;
c) Phòng Quản lý Y cổ truyền;
d) Phòng Quản lý Dược cổ truyền;
đ) Phòng Quản lý hành nghề Y, Dược cổ truyền;
e) Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc:
- Tạp chí Y, Dược cổ truyền;
- Trung tâm Bảo tồn, phát triển y, dược cổ truyền.
Theo đó, cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý Y Dược cổ truyền gồm:
- Văn phòng Cục;
- Phòng Kế hoạch - Tài chính;
- Phòng Quản lý Y cổ truyền;
- Phòng Quản lý Dược cổ truyền;
- Phòng Quản lý hành nghề Y, Dược cổ truyền;
- Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc:
+ Tạp chí Y, Dược cổ truyền;
+ Trung tâm Bảo tồn, phát triển y, dược cổ truyền.
Lưu ý: Theo khoản 3 Điều 3 Quyết định 4079/QĐ-BYT năm 2013 quy định về cơ chế hoạt động của Cục Quản lý Y Dược cổ truyền sau:
- Cục Quản lý Y Dược cổ truyền hoạt động theo chế độ thủ trưởng;
- Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng Cục và các phòng, tổ chức thuộc Cục Quản lý Y Dược cổ truyền do Cục trưởng quy định trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Quản lý Y Dược cổ truyền đã được Bộ trưởng Bộ Y tế giao.
+ Mối quan hệ giữa Văn phòng Cục, các phòng, tổ chức thuộc Cục Quản lý Y Dược cổ truyền do Cục trưởng quy định;
- Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh lãnh đạo Văn phòng Cục và lãnh đạo các phòng, tổ chức thuộc Cục được thực hiện theo quy định của pháp luật và theo phân cấp của Bộ Y tế;
- Các chức danh lãnh đạo Cục, lãnh đạo Văn phòng Cục và lãnh đạo các phòng, tổ chức thuộc Cục Quản lý Y Dược cổ truyền được hưởng phụ cấp theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 7 hành vi bị nghiêm cấm đối với người khai hải quan là những hành vi nào theo pháp luật hải quan?
- Thế nào là biện pháp chơi chữ? Nhận biết và phân tích được tác dụng của biện pháp chơi chữ là yêu cầu mà học sinh lớp 9 cần đạt?
- Giáo viên tại Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập có được tham gia vào các lớp đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ không?
- Cơ sở kinh doanh tuyển người chịu trách nhiệm về an ninh trật tự cần phải không thuộc những trường hợp nào?
- Xe ô tô chở khách trên 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu về hành trình tối thiểu 1 năm từ 1/1/2025 đúng không?