Cục Quản lý rủi ro trực thuộc Tổng cục Hải quan có được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước không?
- Cục Quản lý rủi ro trực thuộc Tổng cục Hải quan có được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước hay không?
- Cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý rủi ro trực thuộc Tổng cục Hải quan được quy định như thế nào?
- Cục Quản lý rủi ro trực thuộc Tổng cục Hải quan có được thực hiện hợp tác quốc tế về quản lý rủi ro không?
Cục Quản lý rủi ro trực thuộc Tổng cục Hải quan có được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước hay không?
Căn cứ khoản 2 Điều 1 Quyết định 1386/QĐ-BTC năm 2016 quy định về vị trí và chức năng của Cục Quản lý rủi ro như sau:
Vị trí và chức năng
1. Cục Quản lý rủi ro là đơn vị trực thuộc Tổng cục Hải quan, có chức năng tham mưu, giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan tổ chức triển khai thực hiện, áp dụng quản lý rủi ro và quản lý tuân thủ trong quản lý hải quan; tổ chức thực hiện thu thập, xử lý thông tin hải quan; xây dựng, quản lý áp dụng tiêu chí; quản lý, đánh giá tuân thủ, phân loại rủi ro và tiến hành các biện pháp, kỹ thuật nghiệp vụ quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan.
2. Cục Quản lý rủi ro có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Cục Quản lý rủi ro trực thuộc Tổng cục Hải quan có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng theo quy định của pháp luật.
Cục Quản lý rủi ro trực thuộc Tổng cục Hải quan có được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước hay không? (Hình từ Internet)
Cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý rủi ro trực thuộc Tổng cục Hải quan được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 3 Quyết định 1386/QĐ-BTC năm 2016 quy định về cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý rủi ro như sau:
Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý rủi ro gồm:
1. Phòng Tổng hợp;
2. Phòng Thu thập và Xử lý thông tin;
3. Phòng Quản lý tiêu chí;
4. Phòng Quản lý tuân thủ;
5. Phòng Kiểm soát rủi ro hàng hóa xuất nhập khẩu;
6. Phòng Kiểm soát rủi ro người và phương tiện xuất nhập cảnh.
Nhiệm vụ cụ thể của các phòng do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quy định.
Biên chế của Cục Quản lý rủi ro do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định trong tổng số biên chế của Tổng cục Hải quan.
Như vậy, theo quy định thì cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý rủi ro trực thuộc Tổng cục Hải quan bao gồm các phòng sau:
(1) Phòng Tổng hợp;
(2) Phòng Thu thập và Xử lý thông tin;
(3) Phòng Quản lý tiêu chí;
(4) Phòng Quản lý tuân thủ;
(5) Phòng Kiểm soát rủi ro hàng hóa xuất nhập khẩu;
(6) Phòng Kiểm soát rủi ro người và phương tiện xuất nhập cảnh.
Nhiệm vụ cụ thể của các phòng trên sẽ do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quy định.
Cục Quản lý rủi ro trực thuộc Tổng cục Hải quan có được thực hiện hợp tác quốc tế về quản lý rủi ro không?
Căn cứ khoản 6 Điều 2 Quyết định 1386/QĐ-BTC năm 2016 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Quản lý rủi ro như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
c) Xây dựng, quản lý, áp dụng tiêu chí quản lý rủi ro, chỉ số tiêu chí quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan;
d) Xây dựng, quản lý, điều phối kế hoạch kiểm soát rủi ro, chuyên đề kiểm soát rủi ro, hồ sơ rủi ro, danh mục hàng hóa rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan; theo dõi, phân tích, đánh giá tuân thủ, phân loại mức độ rủi ro và áp dụng chế độ, chính sách quản lý tuân thủ đối với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh;
đ) Tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật, các quy định, quy chế và quy trình nghiệp vụ trong lĩnh vực được phân công quản lý.
5. Phối hợp với các cơ quan, đơn vị chức năng trong việc trao đổi, cung cấp thông tin; thực hiện, áp dụng quản lý rủi ro, quản lý tuân thủ trong quản lý hải quan.
6. Thực hiện hợp tác quốc tế về thu thập, xử lý thông tin, quản lý rủi ro, quản lý tuân thủ theo quy định của pháp luật và phân công của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.
7. Thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng về lĩnh vực nghiệp vụ theo phân công của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.
8. Tổ chức nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ hiện đại trong các lĩnh vực được phân công theo quy định của pháp luật.
9. Đánh giá, tổng kết, báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật.
10. Tổ chức lưu trữ hồ sơ, tài liệu có liên quan theo quy định của pháp luật và Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.
11. Quản lý công chức và tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
12. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Tổng cục trưởng Tổng cục/Hải quan và theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Cục Quản lý rủi ro được thực hiện hợp tác quốc tế về thu thập, xử lý thông tin, quản lý rủi ro, quản lý tuân thủ theo quy định của pháp luật và phân công của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu kết luận kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với tổ chức, cá nhân trong công đoàn theo Quyết định 684?
- Dấu hợp quy được sử dụng như thế nào? Tổ chức công bố hợp quy sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm hàng hóa khi nào?
- 09 Trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo Thông tư 53?
- Đánh giá độ không chắc chắn kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực thực hiện với nguồn phát thải khí nhà kính nào?
- Chi phí bán hàng là gì? Cách hạch toán chi phí bán hàng theo Thông tư 200? Tài khoản chi phí bán hàng?