Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại có được quyền mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước hay không?
Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại có được quyền mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước hay không?
Quyền mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước của Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại được quy định tại Điều 1 Quyết định 988/QĐ-BTC năm 2019 như sau:
Vị trí và chức năng
Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại là tổ chức thuộc Bộ Tài chính, có chức năng giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thống nhất quản lý nhà nước về vay, trả nợ của Chính phủ, của chính quyền địa phương, nợ được Chính phủ bảo lãnh (sau đây gọi chung là “nợ công”); quản lý nhà nước về tài chính đối với các nguồn viện trợ của nước ngoài và của các tổ chức quốc tế cho Việt Nam; cho vay và viện trợ của Nhà nước, Chính phủ Việt Nam cho nước ngoài; thực hiện vai trò đại diện Chính phủ và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong các quan hệ tài chính với nước ngoài và các tổ chức tài chính quốc tế; làm đầu mối tổ chức thực hiện công tác xếp hạng tín nhiệm quốc gia với các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế.
Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng theo quy định của pháp luật.
Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại có tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh là: Department of Debt Management and External Finance (viết tắt là DMEF).
Theo quy định trên, Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại được quyền mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ của Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại về quản lý tài chính đối với các nguồn viện trợ quốc tế là gì?
Về quản lý tài chính đối với các nguồn viện trợ quốc tế thì Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại có những nhiệm vụ được quy định tại khoản 3 Điều 2 Quyết định 988/QĐ-BTC năm 2019 như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
3. Về quản lý tài chính đối với các nguồn viện trợ quốc tế:
a) Chủ trì xây dựng kế hoạch thu, chi ngân sách nhà nước từ nguồn viện trợ nước ngoài cho Nhà nước, Chính phủ để tổng hợp trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm; thực hiện chức năng quản lý tài chính nhà nước đối với vốn viện trợ nước ngoài theo quy định của pháp luật; tổng hợp số liệu giải ngân vốn viện trợ nước ngoài thuộc thẩm quyền quản lý hàng quý, hàng năm báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính; phối hợp với Kho bạc Nhà nước hạch toán vốn viện trợ nước ngoài vào ngân sách nhà nước;
b) Chủ trì báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính để tham gia với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ về chủ trương tiếp nhận các khoản viện trợ nước ngoài thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ; tham gia với cơ quan chủ quản về việc tiếp nhận khoản viện trợ nước ngoài thuộc thẩm quyền phê duyệt của cơ quan chủ quản theo quy định của pháp luật;
c) Tham gia với Ủy ban công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài và các cơ quan liên quan về công tác vận động, đánh giá tình hình và hiệu quả của các nguồn viện trợ phi chính phủ nước ngoài;
d) Chủ trì hoặc tham gia theo dõi, kiểm tra, giám sát công tác quản lý tài chính và tuân thủ các quy định về quản lý tài chính trong việc sử dụng viện trợ nước ngoài của các chương trình, dự án sử dụng viện trợ không hoàn lại của nước ngoài;
đ) Đối chiếu, thẩm định số liệu hạch toán ngân sách nhà nước các khoản viện trợ nước ngoài cho các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan khác thuộc Trung ương và các hội/đoàn thể để gửi các đơn vị liên quan phục vụ công tác quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm; đối chiếu số liệu hạch toán viện trợ nước ngoài bổ sung cho ngân sách địa phương với các Sở Tài chính.
...
Theo đó, về quản lý tài chính đối với các nguồn viện trợ quốc tế thì Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại có những nhiệm vụ được quy định tại khoản 3 Điều 2 nêu trên.
Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại làm việc theo chế độ nào?
Chế độ làm việc của Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại được quy định tại Điều 3 Quyết định 988/QĐ-BTC năm 2019 như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại được tổ chức thành 9 phòng, gồm:
a) Văn phòng Cục;
b) Phòng Kế hoạch và Quản lý rủi ro;
c) Phòng Kế toán nợ và Thống kê;
d) Phòng Quản lý dự án trung ương;
đ) Phòng Quản lý dự án địa phương;
e) Phòng Quản lý nợ đối với các Chính phủ nước ngoài (sau đây gọi là Phòng Quản lý nợ song phương);
g) Phòng Quản lý nợ đối với các tổ chức tài chính quốc tế đa phương (sau đây gọi là Phòng Quản lý nợ đa phương);
h) Phòng Quản lý bảo lãnh Chính phủ và Vay thương mại;
i) Phòng Quản lý viện trợ.
Nhiệm vụ cụ thể của Văn phòng Cục và các phòng thuộc Cục do Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại quy định.
2. Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại làm việc theo tổ chức phòng kết hợp với chế độ chuyên viên. Đối với công việc thực hiện theo chế độ chuyên viên, Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại phân công nhiệm vụ cho công chức phù hợp với chức danh, tiêu chuẩn và năng lực chuyên môn để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao.
3. Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại được tổ chức bộ máy kế toán và bố trí người làm kế toán để thực hiện công tác kế toán nợ nước ngoài của Chính phủ, kế toán Quỹ tích lũy trả nợ tại Phòng Kế toán nợ và Thống kê và kế toán đơn vị sử dụng ngân sách tại Văn phòng Cục theo quy định của pháp luật và của Bộ Tài chính.
4. Biên chế của Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định.
Như vậy, Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại làm việc theo tổ chức phòng kết hợp với chế độ chuyên viên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có trụ sở ở đâu? Gồm có những đơn vị nào theo quy định?
- Danh mục 06 lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính theo Quyết định 13? Yêu cầu về kiểm kê khí nhà kính?