Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản làm việc theo nguyên tắc nào? Cục trưởng có trách nhiệm về giải quyết công việc như thế nào?
- Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản làm việc theo nguyên tắc nào?
- Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản có trách nhiệm về giải quyết công việc như thế nào?
- Phạm vi giải quyết công việc của Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản được quy định như thế nào?
Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản làm việc theo nguyên tắc nào?
Căn cứ tại Điều 3 Quy chế làm việc của Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản ban hành kèm theo Quyết định 238/QĐ-QLCL năm 2014, có quy định về nguyên tắc làm việc như sau:
Nguyên tắc làm việc
1. Mọi hoạt động của Cục phải tuân thủ các quy định của pháp luật và Quy chế làm việc của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và của Cục; thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ thủ trưởng và quy chế dân chủ trong hoạt động của cơ quan, đơn vị.
2. Giải quyết công việc đúng thẩm quyền và phạm vi trách nhiệm được phân công.
3. Đề cao trách nhiệm cá nhân, mỗi việc chỉ có một người phụ trách và chịu trách nhiệm chính. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị được phân công công việc phải chịu trách nhiệm chính về công việc được phân công.
4. Tuân thủ trình tự, thủ tục và thời hạn giải quyết công việc theo đúng các quy định của pháp luật, chương trình, kế hoạch, lịch làm việc và theo các Quy chế đã được ban hành, trừ trường hợp có yêu cầu đột xuất hoặc yêu cầu của cơ quan cấp trên.
5. Bảo đảm sự phối hợp công tác, trao đổi thông tin khi giải quyết công việc và trong mọi hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định.
Như vậy, theo quy định trên thì Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản làm việc theo nguyên tắc sau:
- Mọi hoạt động của Cục phải tuân thủ các quy định của pháp luật và Quy chế làm việc của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và của Cục; thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ thủ trưởng và quy chế dân chủ trong hoạt động của cơ quan, đơn vị.
- Giải quyết công việc đúng thẩm quyền và phạm vi trách nhiệm được phân công.
- Đề cao trách nhiệm cá nhân, mỗi việc chỉ có một người phụ trách và chịu trách nhiệm chính. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị được phân công công việc phải chịu trách nhiệm chính về công việc được phân công.
- Tuân thủ trình tự, thủ tục và thời hạn giải quyết công việc theo đúng các quy định của pháp luật, chương trình, kế hoạch, lịch làm việc và theo các Quy chế đã được ban hành, trừ trường hợp có yêu cầu đột xuất hoặc yêu cầu của cơ quan cấp trên.
- Bảo đảm sự phối hợp công tác, trao đổi thông tin khi giải quyết công việc và trong mọi hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định.
Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản làm việc theo nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)
Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản có trách nhiệm về giải quyết công việc như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 4 Quy chế làm việc của Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản ban hành kèm theo Quyết định 238/QĐ-QLCL năm 2014, có quy định về trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc, thẩm quyền ký văn bản của Cục trưởng như sau:
Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc, thẩm quyền ký văn bản của Cục trưởng
1. Trách nhiệm giải quyết công việc của Cục trưởng:
a) Chỉ đạo, điều hành Cục thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn quản lý nhà nước về chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản.
b) Phân công cho các Phó Cục trưởng; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Cục giải quyết công việc thuộc thẩm quyền quản lý của Cục.
c) Chỉ đạo việc hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật về quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản; nhiệm vụ đã phân công, phân cấp thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Cục.
d) Cục trưởng chịu trách nhiệm về các hoạt động của Cục trước Bộ trưởng và pháp luật về lĩnh vực quản lý của Cục.
…
Như vậy, theo quy định trên thì Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản có trách nhiệm về giải quyết công việc như sau:
- Chỉ đạo, điều hành Cục thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn quản lý nhà nước về chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản.
- Phân công cho các Phó Cục trưởng; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Cục giải quyết công việc thuộc thẩm quyền quản lý của Cục.
- Chỉ đạo việc hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật về quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản; nhiệm vụ đã phân công, phân cấp thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Cục.
- Cục trưởng chịu trách nhiệm về các hoạt động của Cục trước Bộ trưởng và pháp luật về lĩnh vực quản lý của Cục
Phạm vi giải quyết công việc của Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản được quy định như thế nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 4 Quy chế làm việc của Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản ban hành kèm theo Quyết định 238/QĐ-QLCL năm 2014, có quy định về trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc, thẩm quyền ký văn bản của Cục trưởng như sau:
Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc, thẩm quyền ký văn bản của Cục trưởng
…
2. Phạm vi giải quyết công việc của Cục trưởng:
a) Những công việc thuộc thẩm quyền quy định trong Quy chế làm việc của Bộ, các văn bản pháp luật liên quan và những nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều này.
b) Những công việc được Bộ trưởng giao, ủy quyền.
c) Những việc liên quan đến từ hai Phó Cục trưởng trở lên nhưng các Phó Cục trưởng có ý kiến khác nhau; trực tiếp giải quyết một số việc đã giao cho Phó Cục trưởng khi thấy cần thiết vì tính chất phức tạp, quan trọng, cấp bách của công việc.
d) Trực tiếp chỉ đạo công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển của hệ thống; công tác tổ chức, cán bộ; tài chính; thanh tra và đầu tư.
…
Như vậy, theo quy định trên thì phạm vi giải quyết công việc của Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản được quy định sau:
- Những công việc thuộc thẩm quyền quy định trong Quy chế làm việc của Bộ, các văn bản pháp luật liên quan và những nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều này.
- Những công việc được Bộ trưởng giao, ủy quyền.
- Những việc liên quan đến từ hai Phó Cục trưởng trở lên nhưng các Phó Cục trưởng có ý kiến khác nhau; trực tiếp giải quyết một số việc đã giao cho Phó Cục trưởng khi thấy cần thiết vì tính chất phức tạp, quan trọng, cấp bách của công việc.
- Trực tiếp chỉ đạo công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển của hệ thống; công tác tổ chức, cán bộ; tài chính; thanh tra và đầu tư.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?