Cục Phòng chống tệ nạn xã hội có tư cách pháp nhân không? Cục Phòng chống tệ nạn xã hội có tối đa bao nhiêu Phó Cục trưởng?

Tôi có câu hỏi là Cục Phòng chống tệ nạn xã hội có tư cách pháp nhân không? Cục Phòng chống tệ nạn xã hội có tối đa bao nhiêu Phó Cục trưởng? Mong nhận được câu trả lời sớm. Câu hỏi của anh Đ.A đến từ Đồng Nai.

Cục Phòng chống tệ nạn xã hội có tư cách pháp nhân không?

Cục Phòng chống tệ nạn xã hội có tư cách pháp nhân không, thì theo quy định tại Điều 5 Quyết định 789/QĐ-LĐTBXH năm 2017 như sau:

Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản riêng và được mở tài khoản theo quy định.

Như vậy, theo quy định trên thì Cục Phòng chống tệ nạn xã hội có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản riêng và được mở tài khoản theo quy định.

Cục Phòng chống tệ nạn xã hội

Cục Phòng chống tệ nạn xã hội (Hình từ Internet)

Cục Phòng chống tệ nạn xã hội có tối đa bao nhiêu Phó Cục trưởng?

Cục Phòng chống tệ nạn xã hội có tối đa bao nhiêu Phó Cục trưởng thì theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Quyết định 789/QĐ-LĐTBXH năm 2017 như sau:

Cơ cấu tổ chức của Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội
1. Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội có Cục trưởng và không quá 03 Phó Cục trưởng.
2. Các phòng chức năng:
a) Phòng Chính sách cai nghiện ma túy;
b) Phòng Chính sách phòng, chống mại dâm;
c) Phòng Chính sách hỗ trợ nạn nhân và tuyên truyền;
d) Phòng Kế hoạch - Tài chính;
đ) Văn phòng Cục.

Theo quy định trên thì Cục Phòng chống tệ nạn xã hội có tối đa 03 Phó Cục trưởng.

Cục Phòng chống tệ nạn xã hội nghiên cứu xây dựng trình Bộ Lao động Thương binh và Xã hội những nội dung gì về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện?

Cục Phòng chống tệ nạn xã hội nghiên cứu xây dựng trình Bộ Lao động Thương binh và Xã hội những nội dung về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện theo quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 Quyết định 789/QĐ-LĐTBXH năm 2017 như sau:

Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội có nhiệm vụ:
1. Nghiên cứu xây dựng, trình Bộ:
a) Các dự án luật, pháp lệnh và các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống tệ nạn mại dâm, cai nghiện ma túy, quản lý sau cai nghiện, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán và phòng, chống HIV/AIDS thuộc phạm vi trách nhiệm của Bộ.
b) Chiến lược, chương trình, quy hoạch, kế hoạch dài hạn và hàng năm, dự án, đề án về phòng, chống tệ nạn mại dâm, cai nghiện ma túy, quản lý sau cai nghiện, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán và phòng, chống HIV/AIDS.
c) Quản lý nhà nước các dịch vụ sự nghiệp công; ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật, tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực được giao.
d) Hướng dẫn quy hoạch mạng lưới cơ sở cai nghiện ma túy, cơ sở quản lý sau cai nghiện ma túy, cơ sở hỗ trợ nạn nhân bị mua bán theo thẩm quyền.
đ) Hướng dẫn việc thành lập, tổ chức và hoạt động của cơ sở cai nghiện ma túy, cơ sở quản lý sau cai nghiện, cơ sở hỗ trợ nạn nhân bị mua bán.
e) Hướng dẫn việc thành lập, giải thể, tổ chức hoạt động và chế độ, chính sách đối với Đội công tác xã hội tình nguyện cấp xã.
g) Nội dung, chương trình tư vấn, giáo dục, dạy nghề, tạo việc làm; hỗ trợ hòa nhập cộng đồng cho các đối tượng thuộc lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội.
h) Về phòng, chống tệ nạn mại dâm:
- Chính sách, giải pháp phòng, chống tệ nạn mại dâm;
- Tổ chức và hoạt động phối hợp liên ngành phòng, chống mại dâm.
i) Về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện:
- Chính sách, giải pháp về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện;
- Chính sách xã hội hóa công tác cai nghiện ma túy, quản lý sau cai nghiện và các vấn đề xã hội sau cai nghiện;
- Cấp, thu hồi giấy phép hoạt động của các cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện theo quy định của pháp luật.
k) Về hỗ trợ nạn nhân bị mua bán:
- Chính sách hỗ trợ nạn nhân bị mua bán; hướng dẫn việc thực hiện các biện pháp hỗ trợ nạn nhân bị mua bán thuộc thẩm quyền; quy định tiêu chuẩn dịch vụ hỗ trợ nạn nhân trong phạm vi trách nhiệm của Bộ;
- Chỉ đạo lồng ghép nội dung phòng, chống mua bán người, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán vào các chương trình giảm nghèo, giáo dục nghề nghiệp, hỗ trợ tạo việc làm, phòng, chống tệ nạn xã hội, bình đẳng giới và bảo vệ trẻ em.
l) Chính sách, giải pháp phòng ngừa lây nhiễm HIV/AIDS trong phạm vi trách nhiệm của Bộ.
m) Chính sách, giải pháp can thiệp dự phòng nghiện chất, phòng ngừa tệ nạn mại dâm.
n) Xây dựng tiêu chí đánh giá, phân loại xã, phường, thị trấn làm tốt công tác phòng, chống tệ nạn xã hội.
2. Tổ chức thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lĩnh vực được phân công quản lý.

Theo đó, đối với cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện thì Cục Phòng chống tệ nạn xã hội nghiên cứu xây dựng trình Bộ Lao động Thương binh và Xã hội những nội dung sau:

- Chính sách, giải pháp về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện;

- Chính sách xã hội hóa công tác cai nghiện ma túy, quản lý sau cai nghiện và các vấn đề xã hội sau cai nghiện;

- Cấp, thu hồi giấy phép hoạt động của các cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện theo quy định của pháp luật.

Cục Phòng chống tệ nạn xã hội
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cục Phòng chống tệ nạn xã hội có tư cách pháp nhân không? Cục Phòng chống tệ nạn xã hội có tối đa bao nhiêu Phó Cục trưởng?
Pháp luật
Cục Phòng chống tệ nạn xã hội thuộc Bộ nào? Cục Phòng chống tệ nạn xã hội có bao nhiêu phòng chức năng?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cục Phòng chống tệ nạn xã hội
404 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cục Phòng chống tệ nạn xã hội
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào