Cục Người có công hiện nay trực thuộc cơ quan nào của Chính phủ? 14 nhiệm vụ và quyền hạn sau khi sáp nhập Bộ?
Cục Người có công hiện nay trực thuộc cơ quan nào của Chính phủ?
Căn cứ theo Điều 1 Quyết định 114/QĐ-BNV năm 2025 có quy định rằng:
(1) Cục Người có công là đơn vị trực thuộc Bộ Nội vụ, thực hiện chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Nội vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực người có công trong phạm vi cả nước.
(2) Đồng thời, Cục Người có công có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật.
(3) Ngoài ra, Cục Người có công có tên giao dịch quốc tế là Department of National Devotees, viết tắt là DND.
Cục Người có công hiện nay trực thuộc cơ quan nào của Chính phủ? (Hình từ Internet)
14 nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Người có công sau khi sáp nhập Bộ?
Theo quy định tại Điều 2 Quyết định 114/QĐ-BNV năm 2025 có quy định về 14 nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Người có công hiện nay sau khi thực hiện việc sáp nhập Bộ bao gồm:
(1) Nghiên cứu, tổng hợp, xây dựng:
- Các dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dự thảo nghị định, nghị quyết của Chính phủ, quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực người có công thuộc phạm vi quản lý của Bộ;
- Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, trung hạn và hằng năm; các dự án, đề án, công trình quan trọng quốc gia về ưu đãi người có công với cách mạng thuộc phạm vi quản lý của Bộ;
- Hướng dẫn, tổ chức thực hiện quản lý nhà nước các dịch vụ sự nghiệp công chăm sóc người có công thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật;
- Hướng dẫn thực hiện quy hoạch; quy định tổ chức, hoạt động và quản lý hệ thống cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng, cơ sở đón tiếp người có công và thân nhân của người có công với cách mạng;
- Hướng dẫn về mức trợ cấp, phụ cấp hằng tháng, hằng năm, một lần, các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng; hướng dẫn thực hiện quản lý, chi trả chế độ trợ cấp, phụ cấp, các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng;
- Hướng dẫn, chỉ đạo công tác tiếp nhận hài cốt liệt sĩ, công tác xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin và thông tin về mộ liệt sĩ;
- Xây dựng chế độ, định mức, phương thức trang cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình và phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng đối với người có công với cách mạng;
- Phối hợp với các đơn vị liên quan trong việc xây dựng phương án xác định các công trình ghi công liệt sĩ trong quy hoạch có liên quan. Hướng dẫn việc quản lý các công trình ghi công liệt sĩ và hỗ trợ ngân sách trung ương thực hiện công tác mộ liệt sĩ, công trình ghi công liệt sĩ.
(2) Thực hiện tuyên truyền, phổ biến, kiểm tra, theo dõi thi hành chính sách, pháp luật về ưu đãi đối với người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng.
(3) Tổ chức thực hiện việc cập nhật, lưu trữ hồ sơ, tài liệu; hướng dẫn công tác lưu trữ, quản lý hồ sơ người có công với cách mạng ở các địa phương, cơ sở. Cấp phôi giấy chứng nhận người có công và thân nhân của liệt sĩ, Huy hiệu thương binh, giấy báo tin mộ cho Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và các địa phương.
(4) Thực hiện quản lý kinh phí thực hiện Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật.
(5) Tổng hợp đối tượng, chế độ, chính sách trợ cấp, phụ cấp, các ưu đãi khác đối với người có công và thân nhân của người có công. Tổng hợp, xây dựng dự toán ngân sách nhà nước hằng năm, kế hoạch tài chính ngân sách nhà nước 3 năm đảm bảo chế độ, chính sách theo quy định của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng. Thẩm định quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước, kinh phí thực hiện Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng thực hiện thông qua ủy quyền cho các địa phương chi trả.
(6) Thực hiện xét duyệt quyết toán ngân sách nhà nước hằng năm đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Cục.
(7) Là đầu mối phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương, các đoàn thể chính trị - xã hội tổ chức các phong trào đền ơn đáp nghĩa. Thực hiện nhiệm vụ cơ quan thường trực Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” Trung ương.
(8) Thực hiện tuyên truyền, vận động, tổng kết, đánh giá, nhân rộng các điển hình tiên tiến và công tác thi đua, khen thưởng trong lĩnh vực ưu đãi người có công với cách mạng.
(9) Xây dựng và tổ chức thực hiện chế độ báo cáo, thống kê về ưu đãi người có công với cách mạng; xây dựng kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia về người có công với cách mạng và cơ sở dữ liệu quốc gia về liệt sĩ.
(10) Là đầu mối tham mưu, đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, công nhận và thực hiện chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật.
(11) Tham gia Ban chỉ đạo Quốc gia về tìm kiếm, quy tập và xác định danh tính hài cốt liệt sĩ.
(12) Thực hiện nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế về ưu đãi người có công với cách mạng; tham gia đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho công chức, viên chức theo phân công của Bộ.
(13) Thực hiện các nhiệm vụ quản lý, sử dụng công chức, viên chức, người lao động; quản lý tài chính, tài sản được giao theo quy định.
(14) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Bộ trưởng giao và theo quy định của pháp luật.
Các đơn vị sự nghiệp công lập của Cục người có công hiện nay bao gồm những đơn vị nào?
Căn cứ theo Điều 3 Quyết định 114/QĐ-BNV năm 2025 có quy định:
Cơ cấu tổ chức
1. Phòng Chính sách.
2. Phòng Dữ liệu - Thông tin người có công.
3. Phòng Kế hoạch - Tài chính.
4. Văn phòng.
5. Trung tâm Điều dưỡng thương binh Duy Tiên.
6. Trung tâm Điều dưỡng thương binh Kim Bảng.
7. Trung tâm Điều dưỡng thương binh Lạng Giang.
8. Trung tâm Điều dưỡng thương binh Thuận Thành.
9. Trung tâm Điều dưỡng thương binh và người có công Long Đất.
10. Trung tâm Điều dưỡng người có công Sầm Sơn.
11. Trung tâm Điều dưỡng người có công Miền Trung.
12. Trung tâm Điều dưỡng người có công Miền Nam.
Tại Điều này, các đơn vị quy định từ khoản 1 đến khoản 4 là các tổ chức hành chính; các đơn vị quy định từ khoản 5 đến khoản 12 là các đơn vị sự nghiệp công lập.
Cục Người có công, các đơn vị thuộc Cục có người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu và công chức, viên chức, người lao động theo quy định. Cục trưởng là người đứng đầu Cục, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và pháp luật về toàn bộ hoạt động của Cục.
Cục trưởng Cục Người có công trình Bộ trưởng ban hành quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị quy định từ khoản 5 đến khoản 12 Điều này.
Cục trưởng Cục Người có công ban hành quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của các đơn vị quy định từ khoản 1 đến khoản 4 Điều này; ban hành quy chế làm việc và các quy chế khác theo quy định.
Như vậy, căn cứ theeo quy định trên thì các đơn vị sự nghiệp công lập của Cục người có công bao gồm:
(1) Trung tâm Điều dưỡng thương binh Duy Tiên.
(2) Trung tâm Điều dưỡng thương binh Kim Bảng.
(3) Trung tâm Điều dưỡng thương binh Lạng Giang.
(4) Trung tâm Điều dưỡng thương binh Thuận Thành.
(5) Trung tâm Điều dưỡng thương binh và người có công Long Đất.
(6) Trung tâm Điều dưỡng người có công Sầm Sơn.
(7) Trung tâm Điều dưỡng người có công Miền Trung.
(8) Trung tâm Điều dưỡng người có công Miền Nam.



Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhựa kỹ thuật là gì? Cơ sở sản xuất nhựa kỹ thuật có trách nhiệm phải tuân thủ định mức sử dụng năng lượng hay không?
- Vụ Quản lý quy hoạch là đơn vị thuộc cơ quan nào của Chính phủ? 14 nhiệm vụ và quyền hạn hiện nay ra sao?
- Mẫu biên bản vụ việc phổ biến? Tòa án có được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì chưa có luật áp dụng không?
- Cục Bảo trợ xã hội thuộc Bộ Y tế có chức năng gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Bảo trợ xã hội về hỗ trợ nạn nhân bị mua bán?
- Tờ trình đề nghị bổ sung hạng mục công trình là mẫu nào? Tải Mẫu Tờ trình đề nghị bổ sung hạng mục công trình?