Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp trực thuộc Bộ Công Thương có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong việc bảo vệ môi trường?
- Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp trực thuộc Bộ Công Thương có chức năng gì?
- Lãnh đạo Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp trực thuộc Bộ Công Thương gồm những ai?
- Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp trực thuộc Bộ Công Thương có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong việc bảo vệ môi trường?
Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp trực thuộc Bộ Công Thương có chức năng gì?
Căn cứ Điều 1 Quyết định 699/QĐ-BCT năm 2013 quy định vị trí và chức năng của Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp như sau:
Vị trí và chức năng
Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp là tổ chức trực thuộc Bộ Công Thương, thực hiện chức năng quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về kỹ thuật an toàn, bảo vệ môi trường trong ngành công nghiệp và thương mại; bao gồm các ngành và lĩnh vực: Cơ khí, luyện kim, điện, năng lượng mới, năng lượng tái tạo, dầu khí, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản, công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp chế biến khác; tổ chức, quản lý hoạt động sự nghiệp dịch vụ công các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Cục theo quy định của pháp luật.
Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp có tư cách pháp nhân, được mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước, có con dấu để hoạt động và giao dịch theo quy định của pháp luật.
Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh: Industrial Safety Techniques and Environment Agency.
Viết tắt: ISEA.
Trụ sở chính đặt tại: Thành phố Hà Nội.
Như vậy, Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp trực thuộc Bộ Công Thương có các chức năng sau đây:
(1) Quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về kỹ thuật an toàn, bảo vệ môi trường trong ngành công nghiệp và thương mại; bao gồm các ngành và lĩnh vực: Cơ khí, luyện kim, điện, năng lượng mới, năng lượng tái tạo, dầu khí, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản, công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp chế biến khác;
(2) Tổ chức, quản lý hoạt động sự nghiệp dịch vụ công các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Cục theo quy định của pháp luật.
Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp trực thuộc Bộ Công Thương có chức năng gì? (Hình từ Internet)
Lãnh đạo Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp trực thuộc Bộ Công Thương gồm những ai?
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Quyết định 699/QĐ-BCT năm 2013 quy định về lãnh đạo Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp như sau:
Lãnh đạo Cục
1. Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp có Cục trưởng và các Phó Cục trưởng.
2. Cục trưởng và Phó Cục trưởng do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật theo quy định của pháp luật.
3. Cục trưởng quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức; bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật các chức danh lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Cục theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Bộ trưởng.
...
Như vậy, theo quy định, lãnh đạo Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp trực thuộc Bộ Công Thương gồm có:
(1) Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp,
(2) Các Phó Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp.
Cục trưởng và Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật theo quy định của pháp luật.
Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp trực thuộc Bộ Công Thương có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong việc bảo vệ môi trường?
Căn cứ khoản 6 Điều 2 Quyết định 699/QĐ-BCT năm 2013 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
6. Về bảo vệ môi trường:
a) Chủ trì xây dựng, tổ chức thực hiện các chương trình, quy hoạch, kế hoạch, dự án, đề án bảo vệ môi trường thuộc phạm vi quản lý của Bộ;
b) Giúp Bộ trưởng quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường từ ngân sách nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ;
c) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường thuộc phạm vi quản lý của Bộ;
d) Chủ trì tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các chiến lược, quy hoạch, dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ theo quy định của pháp luật;
đ) Hướng dẫn thực hiện quan trắc môi trường, thống kê nguồn thải; xây dựng và quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu môi trường phục vụ công tác quản lý của Bộ;
e) Đầu mối hướng dẫn thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động xuất nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa và phế liệu;
g) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan phát triển ngành công nghiệp môi trường theo quy định của pháp luật;
h) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường; phổ biến các thông tin về các sản phẩm, công nghệ thân thiện môi trường.
7. Về ứng phó biến đổi khí hậu:
a) Giúp Bộ trưởng tổ chức thực hiện các chương trình, nhiệm vụ, dự án, hoạt động và quản lý kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu của Bộ;
b) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan hướng dẫn, tổ chức thực hiện các chương trình, nhiệm vụ, dự án liên quan đến biến đổi khí hậu thuộc phạm vi quản lý của Bộ.
...
Như vậy, trong việc bảo vệ môi trường thì Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
(1) Chủ trì xây dựng, tổ chức thực hiện các chương trình, quy hoạch, kế hoạch, dự án, đề án bảo vệ môi trường thuộc phạm vi quản lý của Bộ;
(2) Giúp Bộ trưởng quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường từ ngân sách nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ;
(3) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường thuộc phạm vi quản lý của Bộ;
(4) Chủ trì tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các chiến lược, quy hoạch, dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ theo quy định của pháp luật;
(5) Hướng dẫn thực hiện quan trắc môi trường, thống kê nguồn thải; xây dựng và quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu môi trường phục vụ công tác quản lý của Bộ;
(6) Đầu mối hướng dẫn thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động xuất nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa và phế liệu;
(7) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan phát triển ngành công nghiệp môi trường theo quy định của pháp luật;
(8) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường; phổ biến các thông tin về các sản phẩm, công nghệ thân thiện môi trường.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực nông thôn khi mua nhà ở xã hội tại TP.HCM theo Quyết định 81/2024 là bao nhiêu?
- Mức phạt sử dụng đất trồng lúa sang loại đất khác mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép theo Nghị định 123/2024?
- Mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT thế nào?
- Cập nhật giá đất các quận huyện TPHCM từ 31 10 2024? Bảng giá đất mới nhất của TPHCM từ 31 10 2024?
- Tiêu chí phân loại vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập là gì? Việc điều chỉnh vị trí việc làm thực hiện như thế nào?