Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường có nhiệm vụ trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường những nội dung gì?
Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường là tổ chức trực thuộc Bộ nào?
Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường (Hình từ Internet)
Theo Điều 1 Quyết định 3026/QĐ-BTNMT năm 2022 quy định như sau:
Vị trí và chức năng
1. Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường là tổ chức trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý nhà nước về: kiểm soát nguồn ô nhiễm; quản lý chất thải và phế liệu; quản lý chất lượng môi trường; xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường; phòng ngừa, ứng phó và khắc phục sự cố môi trường; quan trắc môi trường; quản lý chất ô nhiễm khó phân hủy; chứng nhận hoặc công nhận sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường; tổ chức thực hiện các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Cục theo quy định của pháp luật.
2. Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật, có trụ sở tại thành phố Hà Nội.
Căn cứ trên quy định Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường là tổ chức trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý nhà nước về:
- Kiểm soát nguồn ô nhiễm;
- Quản lý chất thải và phế liệu;
- Quản lý chất lượng môi trường;
- Xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường;
- Phòng ngừa, ứng phó và khắc phục sự cố môi trường; quan trắc môi trường;
- Quản lý chất ô nhiễm khó phân hủy;
- Chứng nhận hoặc công nhận sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường;
- Tổ chức thực hiện các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Cục theo quy định của pháp luật.
Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật, có trụ sở tại thành phố Hà Nội.
Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường có nhiệm vụ trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường những nội dung gì?
Theo khoản 1 Điều 2 Quyết định 3026/QĐ-BTNMT năm 2022 quy định như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường:
a) Chiến lược, cơ chế, chính sách và dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực kiểm soát ô nhiễm môi trường thuộc phạm vi quản lý của Bộ;
b) Quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn, hàng năm, chương trình, đề án, dự án liên tỉnh, vùng và quốc gia về kiểm soát nguồn thải, nguồn ô nhiễm, quản lý chất thải, phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất; quản lý chất lượng môi trường; xử lý ô nhiễm môi trường; phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường; quan trắc môi trường và đánh giá chất lượng môi trường; cải tạo, phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường; bảo vệ môi trường trong quản lý chất ô nhiễm khó phân hủy; hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu và các chất độc hại khác; quản lý và phát triển sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường và Nhãn sinh thái Việt Nam thuộc phạm vi quản lý của Bộ;
c) Quy chuẩn kỹ thuật môi trường quốc gia, tiêu chuẩn môi trường, quy định quy trình kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Cục.
...
Theo đó, Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường có nhiệm vụ trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường những nội dung sau đây:
- Chiến lược, cơ chế, chính sách và dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực kiểm soát ô nhiễm môi trường thuộc phạm vi quản lý của Bộ;
- Quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn, hàng năm, chương trình, đề án, dự án liên tỉnh, vùng và quốc gia về:
+ Kiểm soát nguồn thải, nguồn ô nhiễm, quản lý chất thải, phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất; quản lý chất lượng môi trường;
+ Xử lý ô nhiễm môi trường; phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường; quan trắc môi trường và đánh giá chất lượng môi trường;
+ Cải tạo, phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường;
+ Bảo vệ môi trường trong quản lý chất ô nhiễm khó phân hủy;
+ Hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu và các chất độc hại khác;
+ Quản lý và phát triển sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường và Nhãn sinh thái Việt Nam thuộc phạm vi quản lý của Bộ;
- Quy chuẩn kỹ thuật môi trường quốc gia, tiêu chuẩn môi trường, quy định quy trình kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Cục.
Cơ cấu tổ chức của Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường được quy định ra sao?
Theo Điều 4 Quyết định 3026/QĐ-BTNMT năm 2022 quy định cơ cấu tổ chức của Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường được quy định như sau:
- Văn phòng.
- Phòng Kế hoạch - Tài chính.
- Phòng Quản lý chất thải rắn sinh hoạt.
- Phòng Quản lý chất thải công nghiệp và nguy hại.
- Phòng Quản lý chất lượng môi trường.
- Phòng Quản lý quan trắc môi trường.
- Chi cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường miền Bắc.
- Chi cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường miền Trung và Tây nguyên.
- Chi cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường miền Nam.
- Trung tâm Quan trắc môi trường miền Bắc.
- Trung tâm Quan trắc môi trường miền Trung và Tây Nguyên.
- Trung tâm Quan trắc môi trường miền Nam.
- Trung tâm Công nghệ và Dữ liệu kiểm soát ô nhiễm môi trường.
Các tổ chức quy định từ khoản 1 đến khoản 9 Điều này là các tổ chức hành chính giúp Cục trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các tổ chức quy định từ khoản 10 đến khoản 13 là các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Cục.
Văn phòng và các tổ chức quy định từ khoản 7 đến khoản 13 Điều này là đơn vị sử dụng ngân sách, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng theo quy định của pháp luật.
Cục trưởng Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường trình Bộ trưởng quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Chi cục và đơn vị sự nghiệp trực thuộc Cục; ban hành Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng và các phòng trực thuộc Cục.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phần mềm Họp không giấy của Kiểm toán nhà nước được xây dựng nhằm mục đích gì? Được quản lý tập trung ở đâu?
- Lưu học sinh Campuchia hệ đào tạo dài hạn tự lựa chọn phương tiện là xe khách có được hỗ trợ thanh toán giá vé không?
- Vận động viên đe dọa xâm phạm sức khỏe tính mạng trong thi đấu thể thao có bị xử phạt hay không?
- Giới nghiêm là gì? Lệnh giới nghiêm trong hoạt động quốc phòng cần phải xác định những nội dung nào?
- Hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước có số lượng người sử dụng bao nhiêu được xem là có quy mô rất lớn?