Cục Khoáng sản Việt Nam là tổ chức trực thuộc Bộ nào? Lãnh đạo Cục Khoáng sản Việt Nam bao gồm những ai?
Cục Khoáng sản Việt Nam là tổ chức trực thuộc Bộ nào?
Cục Khoáng sản Việt Nam (Hình từ Internet)
Theo Điều 1 Quyết định 2959/QĐ-BTNMT năm 2022 quy định như sau:
Vị trí và chức năng
1. Cục Khoáng sản Việt Nam là tổ chức trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về khoáng sản trên phạm vi cả nước; tổ chức thực hiện các dịch vụ công thuộc lĩnh vực quản lý theo quy định của pháp luật.
2. Cục Khoáng sản Việt Nam có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật, có trụ sở tại thành phố Hà Nội.
Theo quy định này, Cục Khoáng sản Việt Nam là tổ chức trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về khoáng sản trên phạm vi cả nước; tổ chức thực hiện các dịch vụ công thuộc lĩnh vực quản lý theo quy định của pháp luật.
Cục Khoáng sản Việt Nam có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật, có trụ sở tại thành phố Hà Nội.
Cục Khoáng sản Việt Nam có nhiệm vụ trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường những nội dung gì?
Theo khoản 1 Điều 2 Quyết định 2959/QĐ-BTNMT năm 2022 quy định Cục Khoáng sản Việt Nam có nhiệm vụ trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường những nội dung như sau:
- Dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội; dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị định, nghị quyết của Chính phủ; dự thảo quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; cơ chế, chính sách và các văn bản quy phạm pháp luật khác về khoáng sản;
- Chiến lược, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án về khoáng sản;
- Tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy định kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật về khoáng sản thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Cục;
- Ý kiến về khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản; hồ sơ đề nghị phê duyệt khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập;
- Ý kiến về quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản do các bộ, ngành, địa phương xây dựng ;
- Khoanh định khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản;
- Quyết định việc thăm dò, khai thác khoáng sản ở khu vực có dự án đầu tư xây dựng công trình theo quy định; quyết định việc khai thác hoặc không khai thác khoáng sản tại khu vực có dự án, công trình quan trọng quốc gia thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội hoặc dự án, công trình quan trọng thuộc thẩm quyền quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ khi phát hiện có khoáng sản;
- Cấp, gia hạn, điều chỉnh, thu hồi, chấp thuận trả lại, chấm dứt hiệu lực Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản; cho phép chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản, quyền khai thác khoáng sản;
- Chấp thuận trả lại một phần diện tích khu vực thăm dò, khu vực khai thác khoáng sản; phê duyệt đề án đóng cửa mỏ khoáng sản, quyết định đóng cửa mỏ khoáng sản; chấp thuận kế hoạch thăm dò nâng cấp trữ lượng khoáng sản; cho phép khai thác khoáng sản đi kèm thuộc thẩm quyền của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Kế hoạch đấu giá quyền khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Phê duyệt chi phí đánh giá tiềm năng khoáng sản, chi phí thăm dò khoáng sản phải hoàn trả đối với Giấy phép khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Lãnh đạo Cục Khoáng sản Việt Nam bao gồm những ai?
Theo Điều 3 Quyết định 2959/QĐ-BTNMT năm 2022 quy định như sau:
Lãnh đạo Cục
1. Cục Khoáng sản Việt Nam có Cục trưởng và không quá 03 Phó Cục trưởng.
2. Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về mọi hoạt động của Cục; ban hành quy chế làm việc của Cục; ký các văn bản về chuyên môn, nghiệp vụ theo chức năng, nhiệm vụ được giao và các văn bản khác theo phân công, ủy quyền của Bộ trưởng.
3. Phó Cục trưởng giúp việc Cục trưởng, chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công.
Theo đó, Lãnh đạo Cục Khoáng sản Việt Nam bao gồm Cục trưởng và không quá 03 Phó Cục trưởng.
- Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về mọi hoạt động của Cục; ban hành quy chế làm việc của Cục; ký các văn bản về chuyên môn, nghiệp vụ theo chức năng, nhiệm vụ được giao và các văn bản khác theo phân công, ủy quyền của Bộ trưởng.
- Phó Cục trưởng giúp việc Cục trưởng, chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu kết luận kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với tổ chức, cá nhân trong công đoàn theo Quyết định 684?
- Dấu hợp quy được sử dụng như thế nào? Tổ chức công bố hợp quy sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm hàng hóa khi nào?
- 09 Trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo Thông tư 53?
- Đánh giá độ không chắc chắn kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực thực hiện với nguồn phát thải khí nhà kính nào?
- Chi phí bán hàng là gì? Cách hạch toán chi phí bán hàng theo Thông tư 200? Tài khoản chi phí bán hàng?