Cục Kế hoạch Tài chính thuộc Bộ Tư pháp theo quy định có tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước không?
Cục Kế hoạch Tài chính thuộc Bộ Tư pháp theo quy định có tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước không?
Că cứ Điều 1 Quyết định 636/QĐ-BTP năm 2018 quy định về chức năng của Cục Kế hoạch Tài chính như sau:
Chức năng
Cục Kế hoạch - Tài chính (sau đây gọi là Cục) là đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp quản lý về công tác kế hoạch, thống kê, tài chính, kế toán, quản lý tài sản công và đầu tư phát triển của Bộ Tư pháp; tổ chức thực hiện hoạt động dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực được phân công quản lý theo quy định của pháp luật và phân công của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
Cục Kế hoạch - Tài chính có tư cách pháp nhân, có trụ sở tại thành phố Hà Nội, có con dấu và tài Khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định thì Cục Kế hoạch Tài chính thuộc Bộ Tư pháp có tư cách pháp nhân, có trụ sở tại thành phố Hà Nội, có con dấu và tài Khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng theo quy định của pháp luật.
Cục Kế hoạch Tài chính thuộc Bộ Tư pháp theo quy định có tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước không? (Hình từ Internet)
Lãnh đạo Cục Kế hoạch Tài chính thuộc Bộ Tư pháp bao gồm những thành phần nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Quyết định 636/QĐ-BTP năm 2018 quy định về cơ cấu tổ chức, biên chế của Cục Kế hoạch Tài chính như sau:
Cơ cấu tổ chức, biên chế
1. Cơ cấu tổ chức của Cục gồm:
a) Lãnh đạo Cục:
Lãnh đạo Cục gồm có Cục trưởng và không quá 03 (ba) Phó Cục trưởng.
Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cục.
Phó Cục trưởng giúp Cục trưởng quản lý, Điều hành hoạt động của Cục; được Cục trưởng phân công trực tiếp quản lý một số lĩnh vực, nhiệm vụ công tác; chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về những lĩnh vực công tác được phân công.
b) Các tổ chức trực thuộc Cục:
- Các tổ chức giúp Cục trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước:
+ Phòng Kế hoạch - Tổng hợp;
+ Phòng Thống kê;
+ Phòng Quản lý ngân sách - tài sản;
+ Phòng Quản lý đầu tư.
...
Như vậy, theo quy định thì lãnh đạo Cục Kế hoạch Tài chính thuộc Bộ Tư pháp bao gồm Cục trưởng và không quá 03 (ba) Phó Cục trưởng.
Cục Kế hoạch Tài chính có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong công tác quản lý ngân sách, kinh phí?
Căn cứ khoản 7 Điều 2 Quyết định 636/QĐ-BTP năm 2018 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Kế hoạch Tài chính như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
7. Về công tác quản lý ngân sách, kinh phí:
a) Hướng dẫn, thẩm định, tổng hợp kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm; dự toán thu, chi ngân sách hàng năm; dự toán Điều chỉnh, bổ sung của các đơn vị thuộc Bộ theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn;
b) Tổ chức giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước hàng năm cho các đơn vị dự toán thuộc Bộ (gồm cả dự toán Điều chỉnh, bổ sung);
c) Hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và tổng hợp tình hình thực hiện dự toán thu, chi ngân sách được giao đối với các đơn vị dự toán thuộc Bộ theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ;
d) Tổ chức kiểm tra, xét duyệt (thẩm định) và thông báo xét duyệt (thẩm định) quyết toán ngân sách hàng năm của các đơn vị dự toán thuộc Bộ; tổng hợp, lập quyết toán ngân sách hàng năm của Bộ Tư pháp;
đ) Thẩm định báo cáo quyết toán kinh phí của các Chương trình, dự án vay nợ, viện trợ thuộc Bộ Tư pháp khi kết thúc;
e) Thực hiện quản lý vốn, kinh phí thuộc ngân sách nhà nước giao cho Bộ, bao gồm: kinh phí chi thường xuyên, các nguồn vốn và các nguồn kinh phí khác.
...
Như vậy, về công tác quản lý ngân sách, kinh phí thì Cục Kế hoạch Tài chính có những nhiệm vụ và quyền hạn sau:
(1) Hướng dẫn, thẩm định, tổng hợp kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm;
Dự toán thu, chi ngân sách hàng năm;
Dự toán Điều chỉnh, bổ sung của các đơn vị thuộc Bộ theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn;
(2) Tổ chức giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước hàng năm cho các đơn vị dự toán thuộc Bộ (gồm cả dự toán Điều chỉnh, bổ sung);
(3) Hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và tổng hợp tình hình thực hiện dự toán thu, chi ngân sách được giao đối với các đơn vị dự toán thuộc Bộ theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ Tư pháp;
(4) Tổ chức kiểm tra, xét duyệt (thẩm định) và thông báo xét duyệt (thẩm định) quyết toán ngân sách hàng năm của các đơn vị dự toán thuộc Bộ;
Tổng hợp, lập quyết toán ngân sách hàng năm của Bộ Tư pháp;
(5) Thẩm định báo cáo quyết toán kinh phí của các Chương trình, dự án vay nợ, viện trợ thuộc Bộ Tư pháp khi kết thúc;
(6) Thực hiện quản lý vốn, kinh phí thuộc ngân sách nhà nước giao cho Bộ, bao gồm: kinh phí chi thường xuyên, các nguồn vốn và các nguồn kinh phí khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu thông báo dữ liệu phản ánh vi phạm giao thông 2025? Ai tiếp nhận thông tin hình ảnh vi phạm giao thông do cá nhân cung cấp?
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?
- Cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới đối với công trình xây dựng thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng được không?
- Mẫu công văn từ chối nhận hàng dành cho bên mua mới nhất? Bên mua chỉ có quyền từ chối nhận hàng khi nào?
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?