Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng thực hiện chức năng gì? Có tư cách pháp nhân hay không?
Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng có tư cách pháp nhân hay không?
Theo Điều 2 Quy chế tổ chức và hoạt động của cục giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành kèm theo Quyết định 313/QĐ-BXD năm 2011 như sau:
Hình thức pháp lý và tư cách pháp nhân
1. Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (sau đây gọi tắt là Cục Giám định) là cơ quan hành chính trực thuộc Bộ Xây dựng.
2. Cục Giám định là Cục hạng II, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng để giao dịch, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng theo quy định của pháp luật.
Theo đó, Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng là cơ quan hành chính trực thuộc Bộ Xây dựng.
Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng là Cục hạng II, có tư cách pháp nhân.
Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng thực hiện chức năng gì? Có tư cách pháp nhân hay không? (hình từ internet)
Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng thực hiện chức năng gì?
Theo Điều 5 Quy chế tổ chức và hoạt động của cục giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành kèm theo Quyết định 313/QĐ-BXD năm 2011 như sau:
Chức năng
Cục Giám định có chức năng giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng và tổ chức thực hiện việc giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng theo phân cấp của Chính phủ và phân công của Thủ tướng Chính phủ.
Theo đó, Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng có chức năng giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng và tổ chức thực hiện việc giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng theo phân cấp của Chính phủ và phân công của Thủ tướng Chính phủ.
Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng có những quyền hạn gì?
Theo Điều 8 Quy chế tổ chức và hoạt động của cục giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành kèm theo Quyết định 313/QĐ-BXD năm 2011 như sau:
Quyền hạn
Cục trưởng Cục Giám định được quyền:
1. Yêu cầu các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan báo cáo, cung cấp thông tin về tình hình chất lượng công trình xây dựng; cung cấp tài liệu, số liệu và tạo điều kiện cần thiết phục vụ công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng và giám định chất lượng công trình xây dựng.
2. Đề xuất hoặc chỉ định các pháp nhân có năng lực phù hợp để thực hiện việc kiểm tra, kiểm định, giám định chất lượng công trình xây dựng khi cần thiết.
3. Xử lý hoặc kiến nghị xử lý vi phạm về quản lý chất lượng công trình xây dựng theo quy định của pháp luật; tạm đình chỉ xây dựng khi phát hiện có vi phạm nghiêm trọng về chất lượng công trình, hoặc ngừng khai thác sử dụng công trình khi có nguy cơ dẫn đến sự cố nghiêm trọng, sau đó phải báo cáo Bộ trưởng đồng thời phải thông báo ngay cho các cơ quan có thẩm quyền quyết định.
4. Đề xuất và ký hợp đồng với các chuyên gia, tổ chức tư vấn có năng lực phù hợp để tư vấn trong các trường hợp cần thiết liên quan đến công tác chuyên môn của Cục.
5. Ký các báo cáo kiểm tra, các văn bản hành chính, văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ nhân danh Cục trưởng và sử dụng con dấu của Cục theo quy định pháp luật.
6. Được Bộ trưởng uỷ quyền ký một số văn bản về các lĩnh vực công tác của Cục theo quy định tại Quy chế làm việc của cơ quan Bộ Xây dựng.
Theo đó, Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng có những quyền hạn sau đây:
- Yêu cầu các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan báo cáo, cung cấp thông tin về tình hình chất lượng công trình xây dựng; cung cấp tài liệu, số liệu và tạo điều kiện cần thiết phục vụ công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng và giám định chất lượng công trình xây dựng.
- Đề xuất hoặc chỉ định các pháp nhân có năng lực phù hợp để thực hiện việc kiểm tra, kiểm định, giám định chất lượng công trình xây dựng khi cần thiết.
- Xử lý hoặc kiến nghị xử lý vi phạm về quản lý chất lượng công trình xây dựng theo quy định của pháp luật; tạm đình chỉ xây dựng khi phát hiện có vi phạm nghiêm trọng về chất lượng công trình, hoặc ngừng khai thác sử dụng công trình khi có nguy cơ dẫn đến sự cố nghiêm trọng, sau đó phải báo cáo Bộ trưởng đồng thời phải thông báo ngay cho các cơ quan có thẩm quyền quyết định.
- Đề xuất và ký hợp đồng với các chuyên gia, tổ chức tư vấn có năng lực phù hợp để tư vấn trong các trường hợp cần thiết liên quan đến công tác chuyên môn của Cục.
- Ký các báo cáo kiểm tra, các văn bản hành chính, văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ nhân danh Cục trưởng và sử dụng con dấu của Cục theo quy định pháp luật.
- Được Bộ trưởng uỷ quyền ký một số văn bản về các lĩnh vực công tác của Cục theo quy định tại Quy chế làm việc của cơ quan Bộ Xây dựng.











Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thanh tra hàng hải được quyền tạm giữ tàu biển không? Thẩm quyền tạm giữ tàu biển trong quá trình điều tra tai nạn hàng hải?
- Top 03 Viết đoạn văn về bảo vệ môi trường? Nội dung và phương pháp đánh giá học sinh tiểu học là gì?
- Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước đóng vai trò gì trong cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam?
- 21 màn hình led xem diễu binh đặt tại đường nào? Danh sách 21 màn hình LED diễu binh 30 4 ra sao?
- Khung giờ đẹp cúng mùng 1 tháng 4 năm 2025 thế nào? Mùng 1 tháng 4 âm là ngày bao nhiêu dương lịch?