Cục Đường cao tốc Việt Nam có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong công tác quản lý đầu tư xây dựng? Lãnh đạo Cục Đường cao tốc Việt Nam gồm những ai?
Cục Đường cao tốc Việt Nam là tổ chức khai thác hệ thống đường cao tốc trên toàn quốc đúng không?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 1 Quyết định 1245/QĐ-BGTVT năm 2022, có quy định về vị trí và chức năng như sau:
Vị trí và chức năng
1. Cục Đường cao tốc Việt Nam là tổ chức trực thuộc Bộ Giao thông vận tải thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về đầu tư, xây dựng và khai thác hệ thống đường bộ cao tốc trong phạm vi cả nước theo quy định của pháp luật.
2. Cục Đường cao tốc Việt Nam có tư cách pháp nhân, có con dấu, có tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước, có trụ sở tại thành phố Hà Nội.
3. Cục Đường cao tốc Việt Nam có tên giao dịch bằng tiếng Anh: Viet Nam Expressway Authority (viết tắt là VNEA).
Như vậy, theo quy định trên thì Cục Đường cao tốc Việt Nam là tổ chức khai thác hệ thống đường bộ cao tốc trong phạm vi cả nước theo quy định của pháp luật.
Cục Đường cao tốc Việt Nam (Hình từ Internet)
Cục Đường cao tốc Việt Nam có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong công tác quản lý đầu tư xây dựng?
Căn cứ tại khoản 5 Điều 2 Quyết định 1245/QĐ-BGTVT năm 2022, có quy định về nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
…
5. Về quản lý đầu tư xây dựng:
a) Thực hiện thẩm quyền quyết định đầu tư, nhiệm vụ của chủ đầu tư các dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc theo phân công, phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng;
b) Thực hiện nhiệm vụ của cơ quan chuyên môn trực thuộc Bộ Giao thông vận tải, nhiệm vụ của cơ quan chuyên môn về xây dựng các dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc trong phạm vi cả nước theo phân công, phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng;
c) Thực hiện nhiệm vụ của cơ quan có thẩm quyền, nhiệm vụ của cơ quan ký kết hợp đồng đối với các dự án đường bộ cao tốc do Bộ Giao thông vận tải là cơ quan có thẩm quyền đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) hoặc xã hội hóa theo phân công, phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng;
d) Phối hợp với Vụ Kế hoạch - Đầu tư trong việc thẩm định để Bộ trưởng trình cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc phê duyệt theo thẩm quyền chủ trương đầu tư hoặc điều chỉnh chủ trương đầu tư các dự án đường bộ cao tốc.
…
Theo đó, trong công tác quản lý đầu tư xây dựng thì Cục Đường cao tốc Việt Nam có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Thực hiện thẩm quyền quyết định đầu tư, nhiệm vụ của chủ đầu tư các dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc theo phân công, phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng;
- Thực hiện nhiệm vụ của cơ quan chuyên môn trực thuộc Bộ Giao thông vận tải, nhiệm vụ của cơ quan chuyên môn về xây dựng các dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc trong phạm vi cả nước theo phân công, phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng;
- Thực hiện nhiệm vụ của cơ quan có thẩm quyền, nhiệm vụ của cơ quan ký kết hợp đồng đối với các dự án đường bộ cao tốc do Bộ Giao thông vận tải là cơ quan có thẩm quyền đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) hoặc xã hội hóa theo phân công, phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng;
- Phối hợp với Vụ Kế hoạch - Đầu tư trong việc thẩm định để Bộ trưởng trình cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc phê duyệt theo thẩm quyền chủ trương đầu tư hoặc điều chỉnh chủ trương đầu tư các dự án đường bộ cao tốc.
Lãnh đạo Cục Đường cao tốc Việt Nam gồm những ai?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 4 Quyết định 1245/QĐ-BGTVT năm 2022, có quy định về lãnh đạo Cục như sau:
Lãnh đạo Cục
1. Cục Đường cao tốc Việt Nam có Cục trưởng và các Phó Cục trưởng.
Số lượng Phó Cục trưởng thực hiện theo quy định của pháp luật và của Bộ Giao thông vận tải.
Cục trưởng Cục Đường cao tốc Việt Nam do Bộ trưởng quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển, điều động theo quy định của pháp luật.
Phó Cục trưởng Cục Đường cao tốc Việt Nam do Bộ trưởng quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển, điều động theo đề nghị của Cục trưởng Cục Đường cao tốc Việt Nam.
2. Cục trưởng Cục Đường cao tốc Việt Nam chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Cục. Phó Cục trưởng Cục Đường cao tốc Việt Nam chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công phụ trách.
3. Cục trưởng Cục Đường cao tốc Việt Nam bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh lãnh đạo, quản lý thuộc Cục theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng.
Như vậy, theo quy định trên thì Lãnh đạo Cục Đường cao tốc Việt Nam gồm có Cục trưởng và các Phó Cục trưởng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị phân công công chức thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải gồm những gì?
- Mẫu đơn đăng ký tổ chức hội chợ triển lãm thương mại mới nhất theo Nghị định 128 2024 thế nào?
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?