Cục Di sản văn hóa có được cấp giấy phép làm bản sao bảo tàng chuyên ngành ở trung ương hay không?
Cục Di sản văn hóa là gì? Cục Di sản văn hóa bao gồm các phòng chuyên môn nghiệp vụ nào?
Căn cứ Điều 1 Quyết định 839/QÐ-BVHTTDL quy định về vị trí và chức năng của Cục Di sản văn hóa như sau:
Vị trí và chức năng
Cục Di sản văn hóa là tổ chức hành chính thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về di sản văn hóa trên phạm vi cả nước; quản lý các dịch vụ công thuộc lĩnh vực di sản văn hóa theo quy định của pháp luật.
Cục Di sản văn hóa có con dấu riêng, có tài khoản tại Kho bạc nhà nước.
Đồng thời, căn cứ Điều 3 Quyết định 839/QÐ-BVHTTDL quy định về cơ cấu tổ chức của Cục Di sản văn hóa như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Cục trưởng và các Phó Cục trưởng.
2. Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ:
a) Văn phòng;
b) Phòng Quản lý di tích;
c) Phòng Quản lý bảo tàng và di sản tư liệu;
d) Phòng Quản lý di sản văn hóa phi vật thể.
Cục trưởng Cục Di sản văn hóa chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao của Cục; có trách nhiệm quy định chức năng, nhiệm vụ cụ thể của các phòng trực thuộc; sắp xếp, bố trí công chức và người lao động theo cơ cấu chức danh và tiêu chuẩn nghiệp vụ; xây dựng và ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Cục.
Như vậy, có thể hiểu Cục Di sản văn hóa là tổ chức hành chính thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Cục Di sản văn hóa sẽ thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về di sản văn hóa trên phạm vi cả nước.
Đồng thời quản lý các dịch vụ công thuộc lĩnh vực di sản văn hóa theo quy định của pháp luật.
Cục Di sản văn hóa gồm có 4 phòng chuyên môn nghiệp vụ như sau:
(1) Văn phòng;
(2) Phòng Quản lý di tích;
(3) Phòng Quản lý bảo tàng và di sản tư liệu;
(4) Phòng Quản lý di sản văn hóa phi vật thể.
Cục Di sản văn hóa là gì? Cục Di sản văn hóa bao gồm các phòng chuyên môn nghiệp vụ nào? (Hình từ Internet)
Cục Di sản văn hóa có được cấp giấy phép làm bản sao bảo tàng chuyên ngành ở trung ương hay không?
Căn cứ khoản 5 Điều 2 Quyết định 839/QÐ-BVHTTDL quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Di sản văn hóa như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
5. Về di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia:
a) Trình Bộ trưởng để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận bảo vật quốc gia và cho phép đưa bảo vật quốc gia ra nước ngoài để trưng bày, triển lãm, nghiên cứu hoặc bảo quản theo quy định của pháp luật;
b) Trình Bộ trưởng:
- Giao di vật, cổ vật thu được trong quá trình thăm dò, khai quật khảo cổ hoặc do tổ chức, cá nhân phát hiện, thu giữ và giao nộp cho bảo tàng công lập có chức năng thích hợp để bảo vệ và phát huy giá trị;
- Giao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia tịch thu được do tìm kiếm, mua bán, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu trái phép cho cơ quan có chức năng thích hợp;
- Đưa di vật, cổ vật ra nước ngoài để trưng bày, triển lãm, nghiên cứu hoặc bảo quản;
- Cấp giấy phép nhập khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh là di vật, cổ vật để triển lãm hoặc trưng bày trong bảo tàng;
- Hướng dẫn thủ tục đăng ký di vật, cổ vật và hoạt động của cơ sở giám định cổ vật;
c) Cấp giấy phép làm bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc di tích quốc gia đặc biệt, bảo tàng quốc gia, bảo tàng chuyên ngành thuộc bộ, ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương và bảo tàng chuyên ngành thuộc các đơn vị trực thuộc bộ, ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương;
d) Theo dõi và kiểm tra việc thực hiện gửi, nhận gửi tư liệu di sản văn hóa phi vật thể, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia vào bảo tàng công lập hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
...
Như vậy, theo quy định thì Cục Di sản văn hóa được cấp giấy phép làm bản sao bảo tàng chuyên ngành thuộc các đơn vị trực thuộc bộ, ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương.
Cục Di sản văn hóa có được tổ chức các hoạt động quảng bá di sản văn hóa không?
Căn cứ khoản 9 Điều 2 Quyết định 839/QÐ-BVHTTDL quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Di sản văn hóa như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
9. Về thông tin - tư liệu:
a) Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về di sản văn hóa phục vụ nhiệm vụ quản lý nhà nước và hướng dẫn nghiệp vụ về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;
b) Xây dựng, phát triển mạng thông tin và triển khai hoạt động chuyển đổi số trong ngành di sản văn hóa;
c) Tổ chức công tác nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn, ứng dụng khoa học, công nghệ trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;
d) Lập kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn quốc gia và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thuộc lĩnh vực di sản văn hóa phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế và tiêu chuẩn khu vực;
đ) Tổ chức xuất bản, phát hành Đặc san Di sản văn hóa và một số ấn phẩm chuyên ngành về di sản văn hóa theo quy định của pháp luật;
e) Tổ chức, quản lý và điều hành Trang thông tin điện tử của Cục Di sản văn hóa theo quy định của pháp luật;
g) Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, quảng bá về di sản văn hóa;
h) Thu thập, lưu trữ, bảo quản, số hóa hồ sơ tư liệu khoa học và pháp lý về di sản văn hóa.
...
Như vậy, theo quy định trên thì Cục Di sản văn hóa được tổ chức các hoạt động tuyên truyền và quảng bá về di sản văn hóa.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tết Táo Quân là gì? Tết Táo Quân ngày 23 12 âm lịch đúng không? Ngày 23 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết Âm lịch năm Ất Tỵ chưa?
- Mẫu Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị việc trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự là mẫu nào?
- Mẫu giấy phép xây dựng điều chỉnh cho công trình không theo tuyến theo Nghị định 175 thay thế Nghị định 15?
- Xe máy lắp gương thời trang có bị phạt không? Lắp gương thời trang bên trái bị phạt trong trường hợp nào?
- Ngày 24 1 có sự kiện gì? Ngày 24 1 cung gì? Ngày 24 1 CBCCVC đã được nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?