Cục Đăng kiểm Việt Nam có phải là tổ chức trực thuộc Bộ Giao thông vận tải không? Cục Đăng kiểm Việt Nam có tư cách pháp nhân không?
- Cục Đăng kiểm Việt Nam có phải là tổ chức trực thuộc Bộ Giao thông vận tải không? Cục Đăng kiểm Việt Nam có tư cách pháp nhân không?
- Cục Đăng kiểm Việt Nam chủ trì soạn thảo những tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về những lĩnh vực nào?
- Những tổ chức nào giúp việc cho Cục trưởng Cục Đăng Kiểm Việt Nam?
Cục Đăng kiểm Việt Nam có phải là tổ chức trực thuộc Bộ Giao thông vận tải không? Cục Đăng kiểm Việt Nam có tư cách pháp nhân không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 1 Quyết định 494/QĐ-BGTVT năm 2024 như sau:
Vị trí và chức năng
1. Cục Đăng kiểm Việt Nam là tổ chức trực thuộc Bộ Giao thông vận tải, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về đăng kiểm đối với phương tiện giao thông, các tổng thành, hệ thống, linh kiện, phụ tùng của phương tiện giao thông, phương tiện, thiết bị xếp dỡ, thi công chuyên dùng, công- te-nơ sử dụng trong giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, phương tiện hoạt động trong cảng hàng không, sân bay (sau đây gọi tắt là phương tiện, thiết bị giao thông vận tải) và phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác, vận chuyển trên biển, máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động trong giao thông vận tải (trừ phương tiện phục vụ vào mục đích quốc phòng, an ninh và tàu cá); tổ chức thực hiện công tác đăng kiểm về chất lượng an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường, an toàn lao động đối với các loại phương tiện, thiết bị nêu trên theo quy định của pháp luật.
2. Cục Đăng kiểm Việt Nam có tư cách pháp nhân, có con dấu, có tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước, có trụ sở đặt tại thành phố Hà Nội.
3. Cục Đăng kiểm Việt Nam có tên giao dịch bằng tiếng Anh là: VIETNAM REGISTER, viết tắt là: VR.
Như vậy, Cục Đăng kiểm Việt Nam là tổ chức có tư cách pháp nhân trực thuộc Bộ Giao thông vận tải.
Cục Đăng kiểm Việt Nam có phải là tổ chức trực thuộc Bộ Giao thông vận tải không? Cục Đăng kiểm Việt Nam có tư cách pháp nhân không? (hình từ internet)
Cục Đăng kiểm Việt Nam chủ trì soạn thảo những tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về những lĩnh vực nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Quyết định 494/QĐ-BGTVT năm 2024 như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Chủ trì soạn thảo để Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (sau đây gọi tắt là Bộ trưởng) trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền kế hoạch trung hạn và hàng năm, các chương trình, đề án phát triển về đăng kiểm đối với phương tiện, thiết bị giao thông vận tải và phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác, vận chuyển trên biển thuộc phạm vi quản lý.
2. Chủ trì soạn thảo trình để Bộ trưởng ban hành theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về đăng kiểm.
3. Chủ trì soạn thảo trình để Bộ trưởng ban hành theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền thẩm định, công bố tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về:
a) Phương tiện, thiết bị giao thông vận tải; phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác, vận chuyển trên biển, máy, thiết bị vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động;
b) Cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa tàu biển, phương tiện thủy nội địa;
c) Cơ sở kiểm định chất lượng an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường đối với phương tiện giao thông, phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác, vận chuyển trên biển và các phương tiện, thiết bị, công trình khác; cơ sở bảo hành, bảo dưỡng xe cơ giới theo quy định của pháp luật;
d) Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đối với phương tiện giao thông theo quy định của pháp luật.
...
Theo đó, Cục Đăng kiểm Việt Nam có nhiệm vụ chủ trì soạn thảo các tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về những lĩnh vực sau:
(1) Phương tiện, thiết bị giao thông vận tải;
(2) Phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác, vận chuyển trên biển, máy, thiết bị vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động;
(3) Cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa tàu biển, phương tiện thủy nội địa;
(4) Cơ sở kiểm định chất lượng an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường đối với phương tiện giao thông, phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác, vận chuyển trên biển và các phương tiện, thiết bị, công trình khác;
(5) Cơ sở bảo hành, bảo dưỡng xe cơ giới theo quy định của pháp luật;
(6) Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đối với phương tiện giao thông theo quy định của pháp luật.
Sau khi soạn thảo các tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, Cục Đăng kiểm Việt Nam trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền thẩm định, công bố tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đó.
Những tổ chức nào giúp việc cho Cục trưởng Cục Đăng Kiểm Việt Nam?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Quyết định 494/QĐ-BGTVT năm 2024, các tổ chức giúp việc cho Cục trưởng Cục Đăng Kiểm Việt Nam gồm:
(1) Phòng Quy phạm;
(2) Phòng Công trình biển;
(3) Phòng Công nghiệp;
(4) Phòng Tàu biển;
(5) Phòng Tàu sông;
(6) Phòng Chất lượng xe cơ giới;
(7) Phòng Kiểm định xe cơ giới;
(8) Phòng Đường sắt;
(9) Phòng Pháp chế - Thanh tra - Khoa học công nghệ;
(10) Phòng Tài chính - Kế hoạch Đầu tư;
(11) Phòng Hợp tác quốc tế;
(12) Phòng Tổ chức cán bộ;
(13) Văn phòng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?
- Cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới đối với công trình xây dựng thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng được không?
- Mẫu công văn từ chối nhận hàng dành cho bên mua mới nhất? Bên mua chỉ có quyền từ chối nhận hàng khi nào?
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?
- Kết quả Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 2025? Thi học sinh giỏi quốc gia có bao nhiêu giải?