Cục Bổ trợ tư pháp có phải là cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành không?
Cục Bổ trợ tư pháp có phải là cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 54/2014/NĐ-CP quy định như sau:
Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra ngành Tư pháp
1. Cơ quan thanh tra nhà nước, gồm:
a) Thanh tra Bộ Tư pháp;
b) Thanh tra Sở Tư pháp.
2. Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, gồm:
a) Cục Bổ trợ tư pháp;
b) Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực.
Theo đó, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, gồm:
- Cục Bổ trợ tư pháp;
- Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực.
Do đó, Cục Bổ trợ tư pháp là cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.
Cục Bổ trợ tư pháp (Hình từ Internet)
Cục Bổ trợ tư pháp có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Căn cứ theo Điều 11 Nghị định 54/2014/NĐ-CP quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Bổ trợ tư pháp, Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực
Cục Bổ trợ tư pháp, Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 10 Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành; các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật về thanh tra.
Theo đó, Cục Bổ trợ tư pháp thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 10 Nghị định 07/2012/NĐ-CP cụ thể:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng cục trưởng và tương đương, Cục trưởng thuộc Bộ, Chi cục trưởng thuộc Sở được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành
Tổng cục trưởng và tương đương (sau đây gọi chung là Tổng cục trưởng); Cục trưởng thuộc Bộ; Chi cục trưởng thuộc Sở được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra công tác thanh tra chuyên ngành được giao.
2. Quyết định thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc theo yêu cầu của Bộ trưởng, Chánh Thanh tra bộ, Giám đốc sở, Chánh Thanh tra sở; phân công công chức thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành.
3. Kiến nghị người có thẩm quyền xử lý việc chồng chéo về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra trong phạm vi quản lý của cơ quan mình.
4. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành quy định cho phù hợp với yêu cầu quản lý; kiến nghị đình chỉ hoặc hủy bỏ quy định trái pháp luật phát hiện qua công tác thanh tra.
5. Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Cục Bổ trợ tư pháp thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
- Lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra công tác thanh tra chuyên ngành được giao.
- Quyết định thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc theo yêu cầu của Bộ trưởng, Chánh Thanh tra bộ, Giám đốc sở, Chánh Thanh tra sở; phân công công chức thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành.
- Kiến nghị người có thẩm quyền xử lý việc chồng chéo về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra trong phạm vi quản lý của cơ quan mình.
- Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành quy định cho phù hợp với yêu cầu quản lý; kiến nghị đình chỉ hoặc hủy bỏ quy định trái pháp luật phát hiện qua công tác thanh tra.
- Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
Cục Bổ trợ tư pháp đề xuất kế hoạch thanh tra gửi Thanh tra Bộ Tư pháp để tổng hợp chậm nhất vào ngày nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 39 Nghị định 54/2014/NĐ-CP quy định như sau:
Xây dựng và phê duyệt kế hoạch thanh tra hằng năm
1. Chậm nhất vào ngày 01 tháng 11 hằng năm, căn cứ hướng dẫn của Thanh tra Bộ Tư pháp và yêu cầu công tác quản lý của mình, Cục Bổ trợ tư pháp, Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực đề xuất kế hoạch thanh tra gửi Thanh tra Bộ Tư pháp để tổng hợp.
Căn cứ vào Định hướng chương trình thanh tra, hướng dẫn của Tổng Thanh tra Chính phủ, yêu cầu công tác quản lý của ngành Tư pháp và đề xuất kế hoạch thanh tra của Cục Bổ trợ tư pháp, Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, Thanh tra Bộ Tư pháp có trách nhiệm tổng hợp, trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp phê duyệt kế hoạch thanh tra chậm nhất vào ngày 15 tháng 11 hằng năm.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp phê duyệt kế hoạch thanh tra chậm nhất vào ngày 25 tháng 11 hằng năm.
2. Thanh tra Sở Tư pháp lập kế hoạch thanh tra, trình Giám đốc Sở Tư pháp chậm nhất vào ngày 05 tháng 12 hằng năm. Giám đốc Sở Tư pháp phê duyệt kế hoạch thanh tra của Thanh tra Sở Tư pháp chậm nhất vào ngày 15 tháng 12 hằng năm.
3. Kế hoạch thanh tra quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này được gửi cho đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức có liên quan.
Như vậy, Cục Bổ trợ tư pháp đề xuất kế hoạch thanh tra gửi Thanh tra Bộ Tư pháp để tổng hợp chậm nhất vào ngày 01 tháng 11 hằng năm căn cứ hướng dẫn của Thanh tra Bộ Tư pháp và yêu cầu công tác quản lý của mình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản vẽ thiết kế kỹ thuật trong hoạt động xây dựng cần đáp ứng yêu cầu nào? Cần phải thể hiện đầy đủ nội dung nào?
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?