Cửa hàng bán lẻ xăng dầu bán xăng dầu bằng can, chai thì có bị xử phạt vi phạm hành chính hay không?
Cửa hàng bán lẻ xăng dầu bán xăng dầu bằng can, chai thì có bị xử phạt vi phạm hành chính hay không?
Hình thức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi bán xăng dầu bằng can, chai được quy định tại khoản 2 Điều 35 Nghị định 99/2020/NĐ-CP như sau:
Hành vi vi phạm quy định khác về bán lẻ xăng dầu
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không ghi hoặc không ghi rõ thời gian bán hàng tại khu vực bán hàng theo quy định.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi bán xăng dầu qua các cột bơm mini, trụ bơm lắc tay, qua thùng, can chai và các dụng cụ chứa đựng khác trừ thương nhân là hộ kinh doanh, trạm cấp phát xăng dầu thuộc lực lượng vũ trang (quốc phòng, công an) thuộc địa bàn miền núi, vùng cao theo quy định của pháp luật được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cho phép làm đại lý bán lẻ xăng dầu với quy mô, trang thiết bị phù hợp với điều kiện kinh doanh xăng dầu ở khu vực đó.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký thời gian bán hàng của cửa hàng bán lẻ xăng dầu với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định.
...
Đồng thời, căn cứ Điều 5 Nghị định 99/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Quy định về mức phạt tiền
Mức phạt tiền quy định tại các Chương II, III và IV của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện thì phạt tiền bằng một nửa mức phạt tiền quy định đối với tổ chức.
Như vậy, trừ trường hợp thương nhân là hộ kinh doanh, trạm cấp phát xăng dầu thuộc lực lượng vũ trang thuộc địa bàn miền núi, vùng cao theo quy định của pháp luật được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cho phép làm đại lý bán lẻ xăng dầu với quy mô, trang thiết bị phù hợp với điều kiện kinh doanh ở khu vực đó.
Những trường hợp còn lại nếu cửa hàng bán lẻ xăng dầu có hành vi bán xăng dầu bằng can, chai thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Cửa hàng bán lẻ xăng dầu bán xăng dầu bằng can, chai thì có bị xử phạt vi phạm hành chính hay không? (Hình từ Internet)
Hình thức xử phạt bổ sung đối với hành vi bán xăng dầu bằng can, chai là gì?
Hình thức xử phạt bổ sung được quy định tại khoản 6 Điều 35 Nghị định 99/2020/NĐ-CP như sau:
Hành vi vi phạm quy định khác về bán lẻ xăng dầu
...
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi bán xăng dầu qua các cột bơm mini, trụ bơm lắc tay, qua thùng, can chai và các dụng cụ chứa đựng khác trừ thương nhân là hộ kinh doanh, trạm cấp phát xăng dầu thuộc lực lượng vũ trang (quốc phòng, công an) thuộc địa bàn miền núi, vùng cao theo quy định của pháp luật được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cho phép làm đại lý bán lẻ xăng dầu với quy mô, trang thiết bị phù hợp với điều kiện kinh doanh xăng dầu ở khu vực đó.
...
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 và khoản 5 Điều này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 và 5 Điều này.
Như vậy, theo quy định, ngoài hình thức phạt chính là phạt tiền, cửa hàng bán lẻ xăng dầu có hành vi bán xăng dầu bằng can, chai còn bị áp dụng xử phạt bổ sung đó là tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi bán lẻ xăng dầu bán xăng dầu bằng can, chai không?
Thẩm quyền xử phạt được quy định tại khoản 1 Điều 63 Nghị định 99/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 20 Điều 4 Nghị định 17/2022/NĐ-CP) như sau:
Phân định thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Công an nhân dân, Hải quan, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển Việt Nam, Quản lý thị trường và Thanh tra
1. Phân định thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp:
...
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều 7; khoản 1, 2 Điều 9; Điều 11; Điều 12; Điều 13; Điều 14; Điều 15; Điều 16; Điều 17; Điều 18; Điều 19; khoản 1, 2, 3, 4 Điều 20; khoản 5 Điều 20 (trừ trường hợp đối tượng vi phạm thực hiện hành vi vi phạm tại khoản 3, 4 Điều 20); khoản 1, 2, 3 Điều 21; Điều 22; Điều 23; Điều 24; Điều 25; khoản 1 Điều 26; khoản 1 Điều 27; Điều 28; Điều 29; Điều 31; Điều 33; Điều 34; Điều 35; khoản 1, 2 Điều 36; Điều 37; khoản 1, 2, 3 Điều 38; Điều 39; khoản 1, 2, 3 Điều 40; Điều 41; Điều 42; Điều 43; khoản 1, 2, 3 Điều 44; Điều 45; Điều 46; Điều 47; Điều 48; Điều 49; Điều 50; Điều 51; khoản 1, 2 Điều 52; Điều 53 và Điều 54 Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 56 của Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao;
Ngoài ra, theo khoản 2 Điều 56 Nghị định 99/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 13 Điều 4 Nghị định 17/2022/NĐ-CP có quy định Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện có thẩm quyền xử phạt đến 200.000.000 đồng đối với tổ chức đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II của Nghị định này; phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức đối với các hành vi vi phạm khác quy định tại Nghị định này.
Như vậy, theo quy định thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện có thẩm quyền xử phạt đối với cửa hàng bán lẻ xăng dầu có hành vi bán xăng dầu bằng can, chai.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Truyện 18+ là gì? Viết truyện 18+ có bị coi là vi phạm pháp luật? Nếu có thì có bị phạt tù không?
- Trách nhiệm cá nhân với hạn chế tập thể tại Bản kiểm điểm đảng viên cuối năm ghi như thế nào? Căn cứ kiểm điểm đảng viên?
- Cần làm gì khi nghi người khác lấy cắp đồ mà không được khám xét người? Ai có thẩm quyền khám xét người?
- Mẫu hợp đồng thi công xây dựng công trình trọn gói mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Luật sư thực hiện tư vấn pháp luật có bắt buộc phải ký hợp đồng dịch vụ pháp lý bằng văn bản không?