Cử tạ Paralympic có gì khác so với cử tạ Olympic? Việt Nam có thi đấu môn cử tạ Paralympic không?

Cử tạ Paralympic có gì khác so với cử tạ Olympic? Việt Nam có thi đấu cử tạ Paralympic không? Vận động viên Việt Nam đạt huy chương được thưởng bao nhiêu tiền? Doanh nghiệp, cá nhân có được thưởng cho các vận động viên thi đấu cử tạ paralympic dù không đạt huy chương không?

Cử tạ Paralympic có gì khác so với cử tạ Olympic? Việt Nam có thi đấu cử tạ Paralympic không?

Cử tạ Olympic hay cử tạ là bộ môn thể thao trong đó vận động viên cố gắng nâng một thanh tạ gắn với các đĩa tạ. Trong thi đấu môn cử tạ, vận động viên thi đấu 2 nội dung là cử giật và cử đẩy. Cụ thể:

- Cử giật gồm một động tác đó là nhấc thanh tạ từ sàn và nâng qua đầu.

- Cử đẩy gồm 2 động tác là nhấc thanh tạ lên vai và nâng để đưa tạ qua đầu.

Khi nâng tạ, tay của vận động viên cần phải duỗi thẳng tối đa.

Còn đối với môn cử tạ Paralympic được xem là biến thể của môn cử tạ truyền thống. Trong đó, các vận động viên khiếm khuyết về thể chất khi tham gia thi đấu thay vì thi cử đẩy và cử giật thì sẽ thi phần thi đẩy ngực.

* Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo!

Căn cứ theo Nội dung phong trào thi đua yêu nước ngành văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 ban hành kèm theo Quyết định 192/QĐ-BVHTTDL năm 2024 có nêu:

NỘI DUNG PHONG TRÀO THI ĐUA YÊU NƯỚC NGÀNH VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH NĂM 2024
...
8. Nâng cao hiệu quả, đổi mới mô hình hoạt động, cách thức quản lý của cơ quan quản lý nhà nước về thể dục, thể thao, phát triển thể thao chuyên nghiệp toàn diện, bền vững. Tiếp tục đẩy mạnh Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”; Chương trình Bơi an toàn phòng, chống tai nạn đuối nước trẻ em và Đề án tổng thể Phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011 - 2030. Chuẩn bị lực lượng tham dự Đại hội Thể thao trong nhà và Võ thuật lần thứ 6 (AIMAG6) tại Thái Lan; Thế vận hội Olympic lần thứ 33 và Thế vận hội Người khuyết tật Paralympic lần thứ 17 tại Pháp.
...

Theo đó, Việt Nam sẽ tham dự Thế vận hội Người khuyết tật Paralympic lần thứ 17 tại Pháp, trong đó có bộ môn cử tạ.

Vận động viên Việt Nam đạt huy chương ở môn cử tạ paralympic được thưởng bao nhiêu tiền?

Căn cứ tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 152/2018/NĐ-CP về mức tiền thưởng đối với vận động viên lập thành tích tại các Đại hội, Giải thể thao Quốc tế dành cho người khuyết tật:

PHỤ LỤC II

MỨC THƯỞNG ĐỐI VỚI VẬN ĐỘNG VIÊN LẬP THÀNH TÍCH TẠI CÁC ĐẠI HỘI, GIẢI THỂ THAO QUỐC TẾ DÀNH CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT

Đơn vị tính: Triệu đồng

TT

Tên cuộc thi

HCV

HCB

HCĐ

Phá kỷ lục

I

Đại hội thể thao





1

Paralympic

220

140

85

+ 85

2

Paralympic trẻ

45

30

20

+ 20

3

Đại hội thể thao người khuyết tật châu Á (ASIAN PARA Games)

80

50

30

+30

...






Như vậy, trong trường hợp vận động viên Việt Nam đạt huy chương ở môn cử tạ paralympic được thưởng sẽ được thưởng tiền theo các thành tích cụ thể như sau:

- Huy chương Vàng: 220 triệu đồng

- Huy chương Bạc: 140 triệu đồng

- Huy chương Đồng: 85 triệu đồng

Lưu ý Trường hợp vận động viên Việt Nam đạt huy chương ở môn cử tạ paralympic và phá kỷ lục tại Thế vận hội paralympic thì ngoài tiền thưởng huy chương còn được thưởng thêm 85 triệu đồng.

Cử tạ Paralympic có gì khác so với cử tạ Olympic? Việt Nam có thi đấu môn cử tạ Paralympic không?

Cử tạ Paralympic có gì khác so với cử tạ Olympic? Việt Nam có thi đấu môn cử tạ Paralympic không? (Hình từ Internet)

Doanh nghiệp, cá nhân có được thưởng cho các vận động viên thi đấu cử tạ paralympic dù không đạt huy chương không?

Căn cứ tại Điều 9 Nghị định 152/2018/NĐ-CP về kinh phí thực hiện như sau:

Kinh phí thực hiện
1. Kinh phí chi trả cho các chế độ quy định tại Nghị định này được bố trí trong dự toán ngân sách thể dục, thể thao hàng năm theo chế độ hiện hành của Nhà nước về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước:
a) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chi trả tiền lương, tiền hỗ trợ, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, bảo hiểm khi tập huấn, thi đấu ở nước ngoài, chi phí khám, chữa bệnh, tai nạn, tiền trợ cấp và tiền bồi thường theo quy định cho huấn luyện viên, vận động viên đội tuyển, đội tuyển trẻ quốc gia; chi tiền thưởng cho huấn luyện viên, vận động viên đội tuyển, đội tuyển trẻ quốc gia đạt thành tích thi đấu tại các đại hội, giải thi đấu thể thao quốc tế;
b) Các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chi trả tiền lương, tiền hỗ trợ, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, bảo hiểm khi tập huấn, thi đấu ở nước ngoài, chi phí khám, chữa bệnh, tai nạn, tiền trợ cấp và tiền bồi thường theo quy định cho huấn luyện viên, vận động viên thuộc bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quản lý; chi tiền thưởng cho huấn luyện viên, vận động viên đạt thành tích tại các giải thi đấu thể thao quốc gia và các giải thi đấu thể thao của bộ, ngành, tỉnh thành phố trực thuộc trung ương.
2. Quỹ bảo hiểm xã hội, Quỹ bảo hiểm y tế, Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đảm bảo các chế độ đối với huấn luyện viên, vận động viên thuộc nội dung chi của từng quỹ quy định tại Nghị định này.
3. Việc lập dự toán, chấp hành dự toán và thanh, quyết toán kinh phí thực hiện các chế độ đối với huấn luyện viên, vận động viên quy định tại Nghị định này được thực hiện theo quy định của pháp luật.
4. Nhà nước khuyến khích các tổ chức, đơn vị, cá nhân huy động các nguồn kinh phí hợp pháp khác để bổ sung hỗ trợ, khuyến khích huấn luyện viên, vận động viên trong thời gian tập trung tập huấn, thi đấu.

Theo đó, Nhà nước khuyến khích các tổ chức, đơn vị, cá nhân huy động các nguồn kinh phí hợp pháp khác để bổ sung hỗ trợ, khuyến khích huấn luyện viên, vận động viên trong thời gian tập trung tập huấn, thi đấu.

Như vậy, dù các vận động viên thi đấu cử tạ paralympic dù không đạt huy chương thì nhà nước vẫn khuyến khích các doanh nghiệp, cá nhân có thể thưởng cho các vận động viên từ các nguồn kinh phí hợp pháp khác để hổ trợ, khích lệ tinh thần thể thao.

Thế vận hội Paralympic
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cưỡi ngựa Paralympics 2024 thi đấu như thế nào? Việt Nam có thi đấu môn cưỡi ngựa Paralympics 2024 không?
Pháp luật
Thế vận hội dành cho người khuyết tật 2024 kết thúc vào ngày nào? Paralympic 2024 diễn ra trong bao nhiêu ngày?
Pháp luật
Cưỡi ngựa Paralympics 2024 kết thúc chưa? Khi nào Việt Nam thi đấu cưỡi ngựa Paralympics 2024?
Pháp luật
Cưỡi ngựa Paralympics 2024 thi đấu vào thời gian nào? Việt Nam có tham gia cưỡi ngựa Paralympics 2024 không?
Pháp luật
Cử tạ Paralympic có gì khác so với cử tạ Olympic? Việt Nam có thi đấu môn cử tạ Paralympic không?
Pháp luật
Chung kết tranh huy chương Môn cử tạ Paralympics hạng cân nữ tại thế vận hội dành cho người khuyết tật?
Pháp luật
Cử tạ paralympic 2024 thi đấu thế nào? VĐV đạt huy chương môn cử tạ paralympic 2024 được thưởng bao nhiêu?
Pháp luật
Môn cử tạ tại Thế vận hội paralympic 17 có phải môn thi cuối cùng của đoàn Thể thao Việt Nam tham gia? Giành Huy chương được thưởng bao nhiêu?
Pháp luật
Môn cử tạ tại Thế vận hội dành cho người khuyết tật 2024 thi đấu khi nào? Mấy giờ thi đấu môn cử tạ Paralympic 2024?
Pháp luật
Môn quần vợt xe lăn tại thế vận hội dành cho người khuyết tật năm nay thi đấu trong mấy ngày? Kết thúc thi đấu vào ngày nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thế vận hội Paralympic
601 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thế vận hội Paralympic

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thế vận hội Paralympic

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào