Cư dân có được đề nghị bãi miễn ban quản trị chung cư không? Quy trình bầu lại ban quản trị chung cư như thế nào?
Cư dân có được đề nghị bãi miễn ban quản trị chung cư không?
Cư dân có được đề nghị bãi miễn ban quản trị chung cư không? (Hình từ Internet)
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 26 Quy chế Quản lý, sử dụng nhà chung cư được ban hành kèm theo Thông tư 02/2016/TT-BXD về việc bãi miễn Ban quản trị, thành viên Ban quản trị nhà chung cư, cụm nhà chung cư được thực hiện khi có đề nghị của Ban quản trị hoặc đề nghị của đại diện chủ sở hữu căn hộ trong các trường hợp sau đây:
Miễn nhiệm, bãi miễn thành viên Ban quản trị hoặc bãi miễn Ban quản trị nhà chung cư
1. Việc miễn nhiệm thành viên Ban quản trị nhà chung cư, cụm nhà chung cư được thực hiện khi có một trong các trường hợp sau đây:
a) Thành viên Ban quản trị thôi tham gia hoặc xin miễn nhiệm;
b) Thành viên Ban quản trị không còn là chủ sở hữu căn hộ hoặc phần diện tích khác trong nhà chung cư (đối với trường hợp nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu);
c) Thành viên Ban quản trị chuyển đi nơi khác;
d) Trưởng Ban quản trị của tòa nhà chung cư tách khỏi cụm nhà chung cư trong trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 21 của Quy chế này;
đ) Thành viên Ban quản trị của tòa nhà nhập vào cụm nhà chung cư trong trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 21 của Quy chế này.
2. Việc bãi miễn Ban quản trị, thành viên Ban quản trị nhà chung cư, cụm nhà chung cư được thực hiện khi có đề nghị của Ban quản trị hoặc đề nghị của đại diện chủ sở hữu căn hộ trong các trường hợp sau đây:
a) Ban quản trị không báo cáo kết quả hoạt động cho hội nghị nhà chung cư theo quy định của Quy chế này;
b) Ban quản trị không hoạt động sau khi được bầu;
c) Thành viên Ban quản trị vi phạm quy chế hoạt động hoặc quy chế thu, chi tài chính của Ban quản trị;
d) Thành viên Ban quản trị không tham gia các hoạt động của Ban quản trị trong 06 tháng liên tiếp hoặc không tham dự tối thiểu 30% tổng số các cuộc họp của Ban quản trị trong 01 năm.
Như vậy, cư dân hay tại quy định này là đại diện chủ sở hữu căn hộ được đề nghị bãi miễn nếu ban quản trị chung cư thuộc một trong những trường hợp như sau:
- Ban quản trị không báo cáo kết quả hoạt động cho hội nghị nhà chung cư theo quy định của Quy chế này.
- Ban quản trị không hoạt động sau khi được bầu.
- Thành viên Ban quản trị vi phạm quy chế hoạt động hoặc quy chế thu, chi tài chính của Ban quản trị.
- Thành viên Ban quản trị không tham gia các hoạt động của Ban quản trị trong 06 tháng liên tiếp hoặc không tham dự tối thiểu 30% tổng số các cuộc họp của Ban quản trị trong 01 năm.
Quy trình bầu lại ban quản trị tòa nhà chung cư như thế nào?
Việc bầu lại ban quản trị tòa nhà chung cư được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 26 Quy chế Quản lý, sử dụng nhà chung cư được ban hành kèm theo Thông tư 02/2016/TT-BXD như sau:
- Trường hợp bầu thay thế Ban quản trị hoặc bầu thay thế Trưởng ban, Phó ban quản trị: Buộc phải tổ chức hội nghị nhà chung cư bất thường để quyết định theo quy định tại Điều 14 Quy chế này.
- Trường hợp miễn nhiệm hoặc bãi miễn Phó ban quản trị là đại diện của chủ đầu tư:
+ Chủ đầu tư cử đại diện khác thay thế mà không phải tổ chức hội nghị nhà chung cư bất thường.
- Trường hợp bầu thành viên Ban quản trị không thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều 26 Quy chế Quản lý, sử dụng nhà chung cư:
+ Ban quản trị đề xuất người thay thế và gửi xin ý kiến của các đại diện chủ sở hữu căn hộ.
+ Nếu được sự đồng ý của tối thiểu 50% đại diện chủ sở hữu căn hộ đã nhận bàn giao hoặc có số lượng ít hơn theo quyết định của hội nghị nhà chung cư thì người được đề xuất được công nhận là thành viên Ban quản trị nhà chung cư.
+ Trường hợp không có đủ số người đồng ý như đã nêu trên thì phải họp hội nghị nhà chung cư bất thường của tòa nhà để bầu ra người thay thế theo quy định tại Điều 14 Quy chế này.
Như vậy, việc bầu lại ban quản trị tòa nhà chung cư được diễn ra theo quy trình nêu trên.
Trường hợp bầu lại ban quản trị cụm nhà chung cư thì quy trình được thực hiện như thế nào?
Trường hợp là cụm nhà chung cư thì việc bầu lại ban quản trị được thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 26 Quy chế Quản lý, sử dụng nhà chung cư được ban hành kèm theo Thông tư 02/2016/TT-BXD như sau:
- Trường hợp bầu thay thế Ban quản trị cụm nhà chung cư hoặc bầu thay thế Trưởng ban quản trị:
+ Buộc phải tổ chức hội nghị cụm nhà chung cư bất thường để quyết định theo quy định tại Điều 14 Quy chế này.
- Trường hợp bầu thành viên Ban quản trị cụm nhà chung cư không thuộc đối tượng như đã nêu trên:
+ Ban quản trị đề xuất người thay thế và gửi xin ý kiến của các đại diện chủ sở hữu căn hộ của tòa nhà có thành viên Ban quản trị cần thay thế.
+ Nếu được sự đồng ý của tối thiểu 50% đại diện chủ sở hữu căn hộ đã nhận bàn giao của tòa nhà này hoặc có số lượng ít hơn theo quyết định của hội nghị nhà chung cư thì người được đề xuất được công nhận là thành viên Ban quản trị cụm nhà chung cư.
+ Trường hợp nếu không có đủ số người đồng ý thì phải họp hội nghị nhà chung cư bất thường của tòa nhà này để bầu người thay thế theo quy định tại Điều 14 Quy chế này.
Trường hợp miễn nhiệm hoặc bãi miễn Phó ban quản trị cụm nhà chung cư là đại diện của chủ đầu tư thì chủ đầu tư cử đại diện khác thay thế mà không phải tổ chức hội nghị cụm nhà chung cư bất thường.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải Mẫu biên bản họp hội đồng thành viên về việc bổ nhiệm giám đốc công ty? Mẫu biên bản họp hội đồng thành viên file word?
- Ngày 25 12 âm lịch năm nay là bao nhiêu dương? Ngày 25 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết chưa?
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?