Công viên địa chất có phải là di sản thiên nhiên hay không? Việc thẩm định, công nhận công viên địa chất thuộc thẩm quyền của cơ quan nhà nước nào?
Công viên địa chất có phải là di sản thiên nhiên hay không?
Khái niệm về công viên địa chất được quy định tại Điều 19 Nghị định 08/2022/NĐ-CP như sau:
Tiêu chí, trình tự, thủ tục và thẩm quyền xác lập, công nhận di sản thiên nhiên khác quy định tại Luật Bảo vệ môi trường
1. Việc xác lập, công nhận di sản thiên nhiên quy định tại điểm c khoản 1 Điều 20 Luật Bảo vệ môi trường căn cứ vào một trong các tiêu chí quy định tại khoản 2 Điều 20 Luật Bảo vệ môi trường và được đánh giá theo mức độ ảnh hưởng tích cực, có ý nghĩa đối với cộng đồng, địa phương, quốc gia, khu vực, toàn cầu. Tiêu chí đối với một số đối tượng di sản thiên nhiên cụ thể được quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
....
3. Công viên địa chất là khu vực đáp ứng tiêu chí quy định tại điểm c khoản 2 Điều 20 Luật Bảo vệ môi trường và được quy định chi tiết như sau:
a) Có ranh giới địa lý, hành chính rõ ràng, liền khoảnh, trong đó chứa đựng một tập hợp các di sản địa chất có giá trị khoa học, giáo dục và kinh tế;
b) Có các đặc điểm nổi bật, độc đáo, minh chứng cho các quá trình địa chất quan trọng trong lịch sử tiến hóa, phát triển của Trái đất, đồng thời là nơi hội tụ các giá trị về thiên nhiên, đa dạng sinh học và được nghiên cứu, đánh giá, bảo tồn và khai thác, sử dụng một cách tổng thể, bền vững.
...
Theo quy định vừa nêu thì di sản thiên nhiên là khu vực đạt được một trong các tiêu chí tại khoản 2 Điều 20 Luật Bảo vệ môi trường 2020, cụ thể là các tiêu chí sau:
Di sản thiên nhiên
...
2. Việc xác lập, công nhận di sản thiên nhiên thuộc điểm c khoản 1 Điều này căn cứ vào một trong các tiêu chí sau đây:
a) Có vẻ đẹp nổi bật, độc đáo hoặc hiếm gặp của thiên nhiên;
b) Có giá trị điển hình về quá trình tiến hóa sinh thái, sinh học hoặc nơi cư trú tự nhiên của loài nguy cấp, quý, hiếm, đặc hữu hoặc chứa đựng các hệ sinh thái đặc thù, đại diện cho một vùng sinh thái tự nhiên hoặc có giá trị đa dạng sinh học đặc biệt khác cần bảo tồn;
c) Có đặc điểm nổi bật, độc đáo về địa chất, địa mạo hoặc chứa đựng dấu tích vật chất về các giai đoạn phát triển của Trái Đất;
d) Có tầm quan trọng đặc biệt trong việc điều hòa
...
Mà theo khoản 3 Điều 19 Nghị định 08/2022/NĐ-CP thì công viên địa chất là khu vực đáp ứng tiêu chí quy định tại điểm c khoản 2 Điều 20 Luật Bảo vệ môi trường 2020. Do đó, công viên địa chất sẽ được xem là di sản thiên nhiên.
Công viên địa chất có phải là di sản thiên nhiên hay không? Việc thẩm định, công nhận công viên địa chất thuộc thẩm quyền của cơ quan nhà nước nào? (Hình từ Internet)
Việc thẩm định, công nhận công viên địa chất thuộc thẩm quyền của cơ quan nhà nước nào?
Cơ quan nhà nước được phép tiến hành thẩm định và công nhận công viên địa chất được quy định tại khoản 2 Điều 20 Nghị định 08/2022/NĐ-CP như sau:
Trình tự, thủ tục và thẩm quyền đề cử công nhận di sản thiên nhiên được tổ chức quốc tế công nhận
...
2. Tổ chức thẩm định và trình phê duyệt chủ trương đề cử di sản thiên nhiên được tổ chức quốc tế công nhận:
a) Đối với di sản thiên nhiên nằm trên địa bàn 01 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: hồ sơ được gửi đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để xem xét, gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định.
Trường hợp di sản thiên nhiên nằm trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên hoặc nằm trên vùng biển chưa xác định được trách nhiệm quản lý hành chính của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ban quản lý hoặc tổ chức được giao quản lý di sản thiên nhiên trình Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định sau khi có văn bản đồng thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có ranh giới thuộc di sản thiên nhiên đề cử;
...
Như đã nói trên thì công viên địa chất là một hình thức của di sản thiên nhiên.
Do đó, việc thẩm định và công nhận công viên địa chất (di sản thiên nhiên) thuộc thẩm quyền của Bộ Tài nguyên và môi trường
Công viên địa chất hiện nay có những kiểu công viên nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 50/2017/TT-BTNMT thì công viên địa chất có những kiểu sau:
(1) Karst: tổ hợp di sản địa chất trong đó đặc trưng nổi bật là các di sản địa mạo độc đáo, hình thành do quá trình tiến hóa karst; lưu giữ các hình thái địa mạo karst và hệ thống hang động;
(2) Núi lửa: tổ hợp di sản địa chất trong đó đặc trưng nổi bật bởi các di sản địa mạo có giá trị do các hoạt động núi lửa tạo nên;
(3) Đầm phá, hạ lưu sông, biển: khu vực tập hợp các đầm phá, hạ lưu sông, khu vực biển đặc trưng cho quá trình địa chất có giá trị nổi bật;
(4) Kiến tạo, cấu tạo: tổ hợp di sản địa chất trong đó đặc trưng nổi bật bởi các di sản kiến tạo;
(5) Cổ sinh, địa tầng, khoáng vật - khoáng sản: tổ hợp di sản địa chất trong đó đặc trưng nổi bật bởi các di sản cổ sinh, địa tầng, khoáng vật, khoáng sản;
(6) Thạch học: tổ hợp di sản địa chất trong đó đặc trưng nổi bật bởi các di sản đá;
(7) Đồng bằng sông, hệ thống sông: một khu vực có tổ hợp các di sản địa chất có giá trị nổi bật, là kết quả của quá trình khảo sát điều tra, đánh giá từ vùng rộng lớn liên quan đến hệ thống sông, được quy hoạch thống nhất quản lý;
(8) Đới khô, bán khô: khu vực có môi trường khô nóng đặc trưng, đất đai khô cằn, sa mạc hóa, muối hóa bề mặt xảy ra.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?