Công ước về quyền của người khuyết tật sẽ có hiệu lực từ ngày nào sau ngày lưu chiểu văn kiện phê chuẩn hoặc gia nhập thứ 20?
Công ước về quyền của người khuyết tật sẽ có hiệu lực từ ngày nào sau ngày lưu chiểu văn kiện phê chuẩn hoặc gia nhập thứ 20?
Căn cứ theo Điều 45 Công ước về quyền của người khuyết tật năm 2007 quy định như sau:
Hiệu lực
1. Công ước này có hiệu lực từ ngày thứ 30 sau ngày lưu chiểu văn kiện phê chuẩn hoặc gia nhập thứ 20.
2. Đối với quốc gia hoặc tổ chức hội nhập khu vực phê chuẩn, khẳng định hoặc gia nhập Công ước này sau ngày lưu chiểu văn kiện phê chuẩn hoặc gia nhập thứ 20, Công ước có hiệu lực từ ngày thứ 30 sau ngày lưu chiểu văn kiện phê chuẩn, gia nhập của quốc gia hoặc tổ chức hội nhập khu vực đó.
Theo đó, Công ước về quyền của người khuyết tật sẽ có hiệu lực từ ngày thứ 30 sau ngày lưu chiểu văn kiện phê chuẩn hoặc gia nhập thứ 20.
Đối với quốc gia hoặc tổ chức hội nhập khu vực phê chuẩn, khẳng định hoặc gia nhập Công ước này sau ngày lưu chiểu văn kiện phê chuẩn hoặc gia nhập thứ 20, Công ước có hiệu lực từ ngày thứ 30 sau ngày lưu chiểu văn kiện phê chuẩn, gia nhập của quốc gia hoặc tổ chức hội nhập khu vực đó.
Tham khảo thêm về mẫu giấy xác nhận khuyết tật mới nhất năm 2023. Tải về
Người khuyết tật (Hình từ Internet)
Quốc gia nào có thể đề nghị sửa đổi Công ước về quyền của người khuyết tật?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 47 Công ước về quyền của người khuyết tật năm 2007 quy định như sau:
Sửa đổi
1. Bất kỳ quốc gia thành viên nào đều có quyền đề xuất sửa đổi Công ước này và đệ trình đề xuất đó lên Tổng thư ký Liên Hợp Quốc. Ngay sau đó, Tổng Thư ký sẽ thông báo những đề xuất sửa đổi cho các quốc gia thành viên, đồng thời đề nghị các quốc gia thành viên cho biết có tán thành hay không tán thành việc triệu tập một hội nghị các quốc gia thành viên để xem xét và biểu quyết về các đề xuất đó. Nếu trong vòng 4 tháng kể từ ngày thông báo có ít nhất một phần ba số quốc gia thành viên tán thành triệu tập một hội nghị như vậy thì Tổng Thư ký sẽ triệu tập một hội nghị này dưới sự bảo trợ của Liên Hợp Quốc. Bất kỳ sửa đổi nào được chấp nhận bởi ít nhất hai phần ba số quốc gia thành viên có mặt và biểu quyết tại hội nghị sẽ được đệ trình cho Đại hội đồng để thông qua và sau đó chuyển cho các quốc gia thành viên để phê duyệt.
2. Mọi sửa đổi bổ sung được thông qua theo khoản 1 của điều này sẽ có hiệu lực từ ngày thứ 30 sau ngày đạt được số văn kiện phê duyệt nộp lưu chiểu bằng hai phần ba số quốc gia thành viên tại thời điểm chấp thuận sửa đổi. Sau đó, đối với mỗi quốc gia thành viên, sửa đổi đó có hiệu lực từ ngày thứ 30 sau ngày quốc gia đó nộp lưu chiểu văn kiện phê duyệt. Một sửa đổi chỉ ràng buộc những quốc gia đã chấp nhận nó.
Theo đó, bất kỳ quốc gia thành viên nào đều có quyền đề xuất sửa đổi Công ước này và đệ trình đề xuất đó lên Tổng thư ký Liên Hợp Quốc.
Ngay sau đó, Tổng Thư ký sẽ thông báo những đề xuất sửa đổi cho các quốc gia thành viên, đồng thời đề nghị các quốc gia thành viên cho biết có tán thành hay không tán thành việc triệu tập một hội nghị các quốc gia thành viên để xem xét và biểu quyết về các đề xuất đó.
Nếu trong vòng 4 tháng kể từ ngày thông báo có ít nhất một phần ba số quốc gia thành viên tán thành triệu tập một hội nghị như vậy thì Tổng Thư ký sẽ triệu tập một hội nghị này dưới sự bảo trợ của Liên Hợp Quốc.
Bất kỳ sửa đổi nào được chấp nhận bởi ít nhất hai phần ba số quốc gia thành viên có mặt và biểu quyết tại hội nghị sẽ được đệ trình cho Đại hội đồng để thông qua và sau đó chuyển cho các quốc gia thành viên để phê duyệt.
Các quốc gia có thể tuyên bố rút khỏi Công ước về quyền của người khuyết tật bằng hình thức nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 47 Công ước về quyền của người khuyết tật năm 2007 quy định như sau:
Rút khỏi Công ước
Quốc gia thành viên có thể tuyên bố rút khỏi Công ước này bằng một văn bản thông báo gửi đến Tổng thư ký Liên Hợp Quốc. Tuyên bố rút khỏi Công ước sẽ có hiệu lực sau một năm kể từ khi Tổng Thư ký nhận được thông báo.
Các quốc gia có thể tuyên bố rút khỏi Công ước về quyền của người khuyết tật bằng một văn bản thông báo gửi đến Tổng thư ký Liên Hợp Quốc.
Tuyên bố rút khỏi Công ước sẽ có hiệu lực sau một năm kể từ khi Tổng Thư ký nhận được thông báo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của Hội người cao tuổi? Tải về file word mẫu Báo cáo tổng kết mới nhất?
- Vận tải đa phương thức quốc tế là gì? Chứng từ vận tải đa phương thức quốc tế được phát hành khi nào?
- Số tiền chiết khấu thương mại của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng trong trường hợp nào?
- Thời hạn lập giao kế hoạch đầu tư công hằng năm vốn ngân sách trung ương trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công?
- Thưởng Tết là gì? Tiền thưởng Tết Âm lịch giữa các nhân viên trong công ty có khác nhau hay không?