Công ước 190 là gì? Công ước này có phải quy định về về chấm dứt bạo lực và quấy rối tại nơi làm việc đúng không?

Công ước 190 là gì? Công ước này có phải quy định về về chấm dứt bạo lực và quấy rối tại nơi làm việc đúng không? Nguyên tắc cốt lõi trong việc chấm dứt bạo lực và quấy rối tại nơi làm việc được quy định tại Công ước 190 thế nào? câu hỏi của anh N (Huế).

Công ước 190 là gì? Công ước này có phải quy định về về chấm dứt bạo lực và quấy rối tại nơi làm việc đúng không?

Công ước 190 là Công ước đề cập về Chấm dứt Bạo lực và Quấy rối tại nơi làm việc, Công ước này được thông qua tại: Geneva, Phiên họp thứ 108 của Hội nghị Lao động Quốc tế (ngày 21 tháng 6 năm 2019).

Công ước 190 về Chấm dứt Bạo lực và Quấy rối, năm 2019 bảo vệ người lao động và những người khác trong thế giới lao động, bao gồm cả những người làm công theo định nghĩa tại luật pháp và tập quán quốc gia cũng như những người làm việc khác không phân biệt tình trạng hợp đồng, những người đang được đào tạo gồm cả thực tập sinh và người học việc, người lao động đã chấm dứt công việc, tình nguyện viên và người tìm việc và các cá nhân thực hiện quyền hạn, nghĩa vụ hay trách nhiệm của người một người sử dụng lao động (theo Điều 2 Công ước 190 về Chấm dứt Bạo lực và Quấy rối, năm 2019).

Công ước 190 là gì? Công ước này có phải quy định về về chấm dứt bạo lực và quấy rối tại nơi làm việc đúng không?

Công ước 190 là gì? Công ước này có phải quy định về về chấm dứt bạo lực và quấy rối tại nơi làm việc đúng không? (hình từ internet)

Nguyên tắc cốt lõi trong việc chấm dứt bạo lực và quấy rối tại nơi làm việc được quy định tại Công ước 190 thế nào?

Nguyên tắc cốt lõi trong việc chấm dứt bạo lực và quấy rối tại nơi làm việc được quy định tại Công ước 190 được nêu cụ thể tại Mục III Công ước 190 về Chấm dứt Bạo lực và Quấy rối, năm 2019 như sau:

Tại Điều 4 Công ước 190 về Chấm dứt Bạo lực và Quấy rối, năm 2019 quy định mỗi Quốc gia thành viên phê chuẩn Công ước này phải tôn trọng, thúc đẩy và ghi nhận mọi người đều có quyền làm việc trong một thế giới không có bạo lực và quấy rối.

Mỗi Quốc gia thành viên, phù hợp với luật pháp và thực tiễn quốc gia, sau khi tham khảo với các tổ chức đại diện của người sử dụng lao động và người lao động, cần áp dụng một cách tiếp cận toàn diện, tích hợp và đáp ứng giới nhằm ngăn ngừa và xóa bỏ bạo lực và quấy rối trong công việc. Cách tiếp cận đó cần xét đến bạo lực và quấy rối có liên quan đến bên thứ ba khi có thể và bao gồm:

- Quy định việc nghiêm cấm bạo lực và quấy rối trong các văn bản luật;

- Đảm bảo các chính sách có liên quan đề cập đến vấn đề bạo lực và quấy rối;

- Thông qua một chiến lược toàn diện nhằm thực hiện các biện pháp phòng chống bạo lực và quấy rối;

- Thiết lập hay củng cố các cơ chế thực thi và giám sát;

- Đảm bảo việc tiếp cận các biện pháp khắc phục và hỗ trợ nạn nhân;

- Quy định các hình thức kỷ luật;

- Xây dựng các công cụ, hướng dẫn, tổ chức các hoạt động giáo dục và tập huấn và nâng cao nhận thức theo các hình thức dễ dàng tiếp cận; và

- Đảm bảo các biện pháp thanh tra và xác minh các trường hợp bạo lực và quấy rối, bao gồm cả thông qua các cơ quan thanh tra lao động và các cơ quan chức năng khác.

Lưu ý: Khi áp dụng và thực hiện cách tiếp cận nêu tại đoạn 2 Điều 4 Công ước 190 về Chấm dứt Bạo lực và Quấy rối, năm 2019, mỗi Quốc gia thành viên cần ghi nhận vai trò và chức năng chuyên biệt và bổ trợ lẫn nhau của các chính phủ, người sử dụng lao động và người lao động cũng như các tổ chức đại diện của họ, xét đến tính chất và trách nhiệm công việc khác nhau.

Bên cạnh đó, Điều 5 Công ước 190 về Chấm dứt Bạo lực và Quấy rối, năm 2019 quy định nguyên tắc áp dụng Công ước này như sau:

Nhằm ngăn ngừa và xóa bỏ bạo lực và quấy rối tại nơi làm việc, mỗi Quốc gia thành viên cần tôn trọng, thúc đẩy và công nhận các nguyên tắc và quyền cơ bản trong lao động, bao gồm tự do hiệp hội và thành công công nhận quyền thương lượng tập thể, xóa bỏ tất cả các hình thức lao động cưỡng bức hay bắt buộc, thành công xóa bỏ lao động trẻ em, xóa bỏ phân biệt đối xử trong việc làm và nghề nghiệp cũng như thúc đẩy việc làm bền vững.

Ngoài ra, tại Điều 6 Công ước 190 về Chấm dứt Bạo lực và Quấy rối, năm 2019 cũng có quy định về một trong các nguyên tắc của Công ước này như sau:

Mỗi Quốc gia thành viên cần ban hành luật, quy định và chính sách đảm bảo quyền bình đẳng và không phân biệt đối xử trong việc làm và nghề nghiệp, bao gồm cả đối với lao động nữ, cũng như người lao động và những đối tượng khác thuộc một hay nhiều nhóm dễ bị tổn thương hay những nhóm trong tình trạng dễ bị tổn thương có nguy cơ chịu bạo lực và quấy rối tại nơi làm việc ở mức độ khác nhau.

Quy định về phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật Việt Nam?

Quy định về phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật Việt Nam được thể hiện tại Bộ luật Lao động 2019 và các văn bản hướng dẫn liên quan:

Cụ thể, không bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc là một trong những quyền lợi của người lao động (theo điểm a khoản 1 Điều 5 Bộ luật Lao động 2019), đồng thời tại điểm d khoản 2 Điều 35 Bộ luật Lao động 2019 có quy định người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nếu bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

Ngoài ra, tại điểm d khoản 2 Điều 6 Bộ luật Lao động 2019 có quy định một trong những trách nhiệm của người sử dụng lao động là xây dựng và thực hiện các giải pháp phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

Bên cạnh đó, phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc; trình tự, thủ tục xử lý hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc cũng là một trong những nội dung mà người sử dụng lao động bắt buộc phải quy định tại nội quy lao động.

Quấy rối tình dục
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Bác sĩ lợi dụng nghề nghiệp để quấy rối tình dục người bệnh bị xử lý ra sao?
Pháp luật
Lao động nữ bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc thì có được bỏ việc mà không báo trước không?
Pháp luật
Quấy rối tình dục người khác, Đảng viên có thể bị khai trừ khỏi Đảng đúng không? Quấy rối tình dục bị xử lý thế nào?
Pháp luật
Quấy rối tình dục tại nơi làm việc bị xử phạt hành chính như thế nào? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Pháp luật
Cấp trên có hành vi quấy rối tình dục đối với nhân viên cấp dưới tại nơi làm việc sẽ bị xử lý như thế nào?
Pháp luật
Quấy rối tình dục là gì? Hành vi quấy rối tình dục là những hành vi nào? Quấy rối tình dục bị xử lý như thế nào?
Pháp luật
Bác sĩ lợi dụng hoạt động khám chữa bệnh lạm dụng tình dục bệnh nhân bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Người lao động có nghĩa vụ phải ngăn cản các hành vi quấy rối tình dục của người khác tại nơi làm việc hay không?
Pháp luật
Người lao động bị quấy rối tình dục nơi làm việc có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không?
Pháp luật
Quấy rối tình dục nơi công sở bị xử lý như thế nào? Có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Pháp luật
Công ước 190 là gì? Công ước này có phải quy định về về chấm dứt bạo lực và quấy rối tại nơi làm việc đúng không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Quấy rối tình dục
Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
1,614 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Quấy rối tình dục

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Quấy rối tình dục

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào