Công ty trách nhiệm hữu hạn có thể áp dụng mẫu sổ chi tiết các tài khoản nào? Cách điền mẫu sổ đúng nhất?
- Công ty trách nhiệm hữu hạn có thể áp dụng mẫu sổ chi tiết các tài khoản nào?
- Hướng dẫn cách điền mẫu sổ chi tiết các tài khoản áp dụng đối với công ty trách nhiệm hữu hạn mới nhất hiện nay?
- Công ty trách nhiệm hữu hạn có thể tự thiết kế mẫu chi tiết các tài khoản để áp dụng phù hợp với hoạt động kinh doanh của mình không?
- Người giữ và ghi sổ chi tiết các tài khoản áp dụng đối với công ty trách nhiệm hữu hạn có trách nhiệm như thế nào?
Công ty trách nhiệm hữu hạn có thể áp dụng mẫu sổ chi tiết các tài khoản nào?
Sổ này dùng cho một số tài khoản thuộc loại thanh toán nguồn vốn mà chưa có mẫu sổ riêng. Ví dụ dùng cho các TK: 136, 138, 141, 157, 161, 171, 221, 222, 242, 244, 333, 334, 335, 336, 338, 344, 352, 353, 356,411, 421, 441, 461, 466, ...)
Công ty trách nhiệm hữu hạn có thể áp dụng mẫu sổ chi tiết các tài khoản được hướng dẫn tại Mẫu số S38-DN Phụ lục số 04 ban hành theo Thông tư 200/2014/TT-BTC.
Tải về Mẫu sổ chi tiết các tài khoản áp dụng đối với công ty trách nhiệm hữu hạn mới nhất hiện nay.
Sổ chi tiết các tài khoản
Hướng dẫn cách điền mẫu sổ chi tiết các tài khoản áp dụng đối với công ty trách nhiệm hữu hạn mới nhất hiện nay?
Cách điền mẫu sổ chi tiết các tài khoản áp dụng đối với công ty trách nhiệm hữu hạn mới nhất hiện nay được hướng dẫn tại Mẫu số S38-DN Phụ lục số 04 ban hành theo Thông tư 200/2014/TT-BTC như sau:
Sổ chi tiết các tài khoản được mở theo từng tài khoản, theo từng đối tượng thanh toán (theo từng nội dung chi phí, nguồn vốn...).
- Cột A: Ghi ngày, tháng ghi sổ.
- Cột B, C: Ghi số hiệu, ngày, tháng của chứng từ dùng để ghi sổ.
- Cột D: Ghi diễn giải tóm tắt nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
- Cột E: Ghi số hiệu tài khoản đối ứng.
- Cột 1, 2: Ghi số tiền phát sinh bên Nợ hoặc bên Có.
- Cột 3, 4: Ghi số dư bên Nợ hoặc bên Có sau mỗi nghiệp vụ phát sinh.
- Dòng Số dư đầu kỳ: Được lấy số liệu từ sổ chi tiết theo dõi thanh toán của kỳ trước (dòng “Số dư cuối kỳ”) để ghi vào Cột 3 hoặc Cột 4 phù hợp.
Công ty trách nhiệm hữu hạn có thể tự thiết kế mẫu chi tiết các tài khoản để áp dụng phù hợp với hoạt động kinh doanh của mình không?
Công ty trách nhiệm hữu hạn có thể tự thiết kế mẫu chi tiết các tài khoản để áp dụng phù hợp với hoạt động kinh doanh của mình không, thì căn cứ theo Điều 122 Thông tư 200/2014/TT-BTC như sau:
Sổ kế toán
1. Sổ kế toán dùng để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh theo nội dung kinh tế và theo trình tự thời gian có liên quan đến doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp chỉ có một hệ thống sổ kế toán cho một kỳ kế toán. Doanh nghiệp phải thực hiện các quy định về sổ kế toán trong Luật Kế toán, Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kế toán trong lĩnh vực kinh doanh, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Kế toán và các văn bản hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Luật kế toán.
2. Doanh nghiệp được tự xây dựng biểu mẫu sổ kế toán cho riêng mình nhưng phải đảm bảo cung cấp thông tin về giao dịch kinh tế một cách minh bạch, đầy đủ, dễ kiểm tra, dễ kiểm soát và dễ đối chiếu. Trường hợp không tự xây dựng biểu mẫu sổ kế toán, doanh nghiệp có thể áp dụng biểu mẫu sổ kế toán theo hướng dẫn tại phụ lục số 4 Thông tư này nếu phù hợp với đặc điểm quản lý và hoạt động kinh doanh của mình.
3. Tùy theo đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý, doanh nghiệp được tự xây dựng hình thức ghi sổ kế toán cho riêng mình trên cơ sở đảm bảo thông tin về các giao dịch phải được phản ánh đầy đủ, kịp thời, dễ kiểm tra, kiểm soát và đối chiếu. Trường hợp không tự xây dựng hình thức ghi sổ kế toán cho riêng mình, doanh nghiệp có thể áp dụng các hình thức sổ kế toán được hướng dẫn trong phụ lục số 4 Thông tư này để lập Báo cáo tài chính nếu phù hợp với đặc điểm quản lý và hoạt động kinh doanh của mình.
Theo đó, công ty trách nhiệm hữu hạn được tự xây dựng mẫu sổ chi tiết các tài khoản cho riêng mình nhưng phải đảm bảo cung cấp thông tin về giao dịch kinh tế một cách minh bạch, đầy đủ, dễ kiểm tra, dễ kiểm soát và dễ đối chiếu.
Trường hợp không tự xây dựng được sổ này thì công ty trách nhiệm hữu hạn có thể áp dụng mấu sổ được hướng dẫn tại Mẫu số S38-DN Phụ lục số 04 ban hành theo Thông tư 200/2014/TT-BTC.
Người giữ và ghi sổ chi tiết các tài khoản áp dụng đối với công ty trách nhiệm hữu hạn có trách nhiệm như thế nào?
Tại Điều 123 Thông tư 200/2014/TT-BTC thì người giữ và ghi sổ chi tiết các tài khoản áp dụng đối với công ty trách nhiệm hữu hạn có trách nhiệm sau đây:
Trách nhiệm của người giữ và ghi sổ kế toán
Sổ kế toán phải được quản lý chặt chẽ, phân công rõ ràng trách nhiệm cá nhân giữ và ghi sổ. Sổ kế toán giao cho nhân viên nào thì nhân viên đó phải chịu trách nhiệm về những điều ghi trong sổ và việc giữ sổ trong suốt thời gian dùng sổ. Khi có sự thay đổi nhân viên giữ và ghi sổ, kế toán trưởng phải tổ chức việc bàn giao trách nhiệm quản lý và ghi sổ kế toán giữa nhân viên cũ và nhân viên mới. Biên bản bàn giao phải được kế toán trưởng ký xác nhận.
Theo đó, sổ chi tiết các tài khoản được giao cho nhân viên nào thì nhân viên đó phải chịu trách nhiệm về những điều ghi trong sổ và việc giữ sổ trong suốt thời gian dùng sổ.
Khi có sự thay đổi nhân viên giữ và ghi sổ, kế toán trưởng phải tổ chức việc bàn giao trách nhiệm quản lý và ghi sổ kế toán giữa nhân viên cũ và nhân viên mới. Biên bản bàn giao phải được kế toán trưởng ký xác nhận.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu tổng kết cuối năm của công ty hay và ý nghĩa? Mẫu bài phát biểu tổng kết cuối năm ngắn gọn?
- Bảng giá tính lệ phí trước bạ với ô tô xe máy 2025 thế nào? Bảng giá tính lệ phí trước bạ với ô tô, xe máy mới nhất?
- Hướng dẫn 01 thẩm tra lý lịch đảng viên? Hướng dẫn thẩm tra lý lịch đảng viên mới nhất quy định những gì?
- Viết đoạn văn kể về một hoạt động ngoài trời mà em được chứng kiến hoặc tham gia lớp 3 chọn lọc?
- 5+ mẫu thông báo nghỉ Tết Âm lịch 2025 online đẹp, chuyên nghiệp? Tạo thiệp thông báo nghỉ Tết Âm lịch 2025 thế nào?