Công ty thu phí tuyển dụng của người lao động thì người lao động nên làm gì? Công ty có bị xử phạt hay không?
- Khi người lao động tham gia tuyển dụng thì người lao động có buộc phải trả phí hay không?
- Khi xảy ra tranh chấp giữa người lao động và công ty thì các bên có thể làm gì?
- Sau khi hòa giải thì các bên có thể yêu cầu tổ chức khác giải quyết lại hay không?
- Công ty thu tiền tham gia tuyển dụng lao động của người lao động thì có bị xử phạt không?
Khi người lao động tham gia tuyển dụng thì người lao động có buộc phải trả phí hay không?
Căn cứ tại Điều 11 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tuyển dụng lao động như sau:
- Người sử dụng lao động có quyền trực tiếp hoặc thông qua tổ chức dịch vụ việc làm, doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động để tuyển dụng lao động theo nhu cầu của người sử dụng lao động.
- Người lao động không phải trả chi phí cho việc tuyển dụng lao động.
Do đó, người lao động không phải trả bất kỳ chi phí nào cho việc tuyển dụng lao động.
Công ty thu phí tuyển dụng của người lao động
Khi xảy ra tranh chấp giữa người lao động và công ty thì các bên có thể làm gì?
Theo quy định tại Điều 188 Bộ luật Lao động 2019 thì tranh chấp lao động cá nhân phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết. Thủ tục hòa giải tranh chấp lao động của cá nhân được thực hiện như sau:
Bước 1: Nộp yêu cầu giải quyết tranh chấp
Người lao động hoặc người sử dụng lao động có quyền nộp yêu cầu giải quyết tranh chấp đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc hòa giải viên lao động.
Trong trường hợp người lao động hoặc người sử dụng lao động nộp yêu cầu giải quyết tranh chấp đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội gửi yêu cầu này đến hòa giải viên lao động
Bước 2: Tổ chức phiên họp hòa giải
- Tại phiên họp hòa giải phải có mặt hai bên tranh chấp. Các bên tranh chấp có thể ủy quyền cho người khác tham gia phiên họp hòa giải.
- Hòa giải viên lao động có trách nhiệm hướng dẫn, hỗ trợ các bên thương lượng để giải quyết tranh chấp.
- Trường hợp các bên thỏa thuận được, hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành. Biên bản hòa giải thành phải có chữ ký của các bên tranh chấp và hòa giải viên lao động.
- Trường hợp các bên không thỏa thuận được, hòa giải viên lao động đưa ra phương án hòa giải để các bên xem xét. Trường hợp các bên chấp nhận phương án hòa giải thì hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành. Biên bản hòa giải thành phải có chữ ký của các bên tranh chấp và hòa giải viên lao động.
- Trường hợp phương án hòa giải không được chấp nhận hoặc có bên tranh chấp đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng thì hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải không thành. Biên bản hòa giải không thành phải có chữ ký của bên tranh chấp có mặt và hòa giải viên lao động.
*Lưu ý: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hòa giải viên lao động nhận được yêu cầu từ bên yêu cầu giải quyết tranh chấp hoặc từ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, hòa giải viên lao động phải kết thúc việc hòa giải.
Bước 3: Gửi biên bản hòa giải
Bản sao biên bản hòa giải thành hoặc hòa giải không thành phải được gửi cho các bên tranh chấp trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày lập biên bản.
Sau khi hòa giải thì các bên có thể yêu cầu tổ chức khác giải quyết lại hay không?
Căn cứ vào khoản 6 và khoản 7 Điều 11 Bộ luật Lao động 2019 thì các bên có thể yêu cầu một tổ chức khác giải quyết lại tranh chấp lao động trên đối với các trường hợp sau:
- Trường hợp một trong các bên không thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành thì bên kia có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết.
- Trường hợp không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải hoặc trường hợp hết thời hạn hòa giải mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải hoặc trường hợp hòa giải không thành thì các bên tranh chấp có quyền lựa chọn một trong các phương thức sau để giải quyết tranh chấp:
+ Yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết;
+ Yêu cầu Tòa án giải quyết.
Công ty thu tiền tham gia tuyển dụng lao động của người lao động thì có bị xử phạt không?
Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì hành vi thu tiền người lao động khi tham gia tuyển dụng bị xử lý như sau:
"Điều 8. Vi phạm về tuyển dụng, quản lý lao động
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi sau đây:
[...]
b) Thu tiền của người lao động tham gia tuyển dụng lao động;
[...]"
Như vậy, doanh nghiệp không được phép thu tiền tham gia tuyển dụng lao động từ người lao động. Trong trường hợp anh với công ty có tranh chấp về số tiền này thì có thể thực hiện việc hòa giải hoặc khởi kiện tại Tòa án. Bên cạnh đó, hành vi thu tiền tham gia tuyển dụng lao động của công ty đối với người lao động có thể bị xử phạt hành chính số tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng, buộc trả lại số tiền đã thu của người lao động theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Nghị định 12/2022/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?