Công ty tài chính chuyên ngành được mua bán chứng chỉ tiền gửi khi nào? Tổ chức tín dụng chỉ được mua chứng chỉ tiền gửi thế nào?
Công ty tài chính chuyên ngành được mua bán chứng chỉ tiền gửi khi nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 12/2021/TT-NHNN được sửa đổi bởi khoản 2 và khoản 3 Điều 1 Thông tư 59/2024/TT-NHNN có quy định như sau:
Nguyên tắc mua, bán giấy tờ có giá
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được mua, bán giấy tờ có giá khi quy định của pháp luật cho phép và được quy định tại Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng, Giấy phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp (sau đây gọi là Giấy phép) như sau:
a) Tổ chức tín dụng (trừ tổ chức tín dụng quy định tại điểm b khoản này), chi nhánh ngân hàng nước ngoài được mua, bán chứng chỉ tiền gửi khi Giấy phép có nội dung mua, bán giấy tờ có giá khác; được mua, bán trái phiếu do tổ chức tín dụng khác phát hành trong nước khi Giấy phép có nội dung mua, bán trái phiếu doanh nghiệp;
b) Công ty tài chính chuyên ngành được mua, bán chứng chỉ tiền gửi khi Giấy phép có nội dung mua, bán chứng chỉ tiền gửi do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành trong nước
2. Bên mua, Bên bán chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc mua, bán giấy tờ có giá phù hợp với quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan.
3. Đồng tiền thực hiện trong giao dịch mua, bán giấy tờ có giá là đồng Việt Nam.
4. Giấy tờ có giá được mua, bán thuộc quyền sở hữu hợp pháp của Bên bán và chưa đến hạn thanh toán hết gốc và lãi; Bên bán có cam kết giấy tờ có giá không có tranh chấp, được phép giao dịch theo quy định của pháp luật, không trong tình trạng đang được chiết khấu, tái chiết khấu.
5. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (trừ công ty tài chính chuyên ngành) mua, bán trái phiếu do tổ chức tín dụng khác phát hành trong nước phù hợp với quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Chứng khoán, Nghị định của Chính phủ quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp, các văn bản khác hướng dẫn Luật Chứng khoán, quy định của pháp luật có liên quan và quy định tại Thông tư này.
...
Theo đó, công ty tài chính chuyên ngành được mua bán chứng chỉ tiền gửi khi Giấy phép có nội dung mua bán chứng chỉ tiền gửi do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành trong nước.
Công ty tài chính chuyên ngành được mua bán chứng chỉ tiền gửi khi nào? Tổ chức tín dụng chỉ được mua chứng chỉ tiền gửi thế nào? (Hình từ Internet)
Tổ chức tín dụng chỉ được mua chứng chỉ tiền gửi thế nào?
Căn cứ theo khoản 6 Điều 3 Thông tư 12/2021/TT-NHNN có quy định như sau:
Nguyên tắc mua, bán giấy tờ có giá
...
6. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được mua, chứng chỉ tiền gửi có thời hạn còn lại dưới 12 tháng. Thời hạn còn lại là khoảng thời gian được xác định từ ngày thanh toán tiền mua giấy tờ có giá quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư này đến ngày đến hạn thanh toán hết gốc, lãi của giấy tờ có giá đó.
7. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được mua trái phiếu chuyển đổi.
...
Như vậy, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được mua chứng chỉ tiền gửi có thời hạn còn lại dưới 12 tháng.
Thời hạn còn lại là khoảng thời gian được xác định từ ngày thanh toán tiền mua giấy tờ có giá quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư 12/2021/TT-NHNN đến ngày đến hạn thanh toán hết gốc, lãi của giấy tờ có giá đó.
Tổ chức tín dụng có được thực hiện phát hành kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi trực tiếp cho người mua không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 11 Thông tư 01/2021/TT-NHNN có quy định như sau:
Nguyên tắc phát hành kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chủ động tổ chức các đợt phát hành kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi theo quy định tại Thông tư này khi tuân thủ các tỷ lệ bảo đảm an toàn theo quy định tại khoản 1 Điều 130 Luật Các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung) và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.
2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện phát hành kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi trực tiếp cho người mua tại địa điểm giao dịch hợp pháp thuộc mạng lưới hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
3. Kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi phát hành theo hình thức chứng chỉ hoặc chứng nhận quyền sở hữu kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi phải bao gồm các nội dung sau:
a) Tên tổ chức phát hành;
b) Tên gọi kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi;
c) Ký hiệu, số sê-ri phát hành;
d) Chữ ký của người đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành và các chữ ký khác do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định;
đ) Mệnh giá, thời hạn, ngày phát hành, ngày đến hạn thanh toán;
...
Như vậy, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thực hiện phát hành kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi trực tiếp cho người mua tại địa điểm giao dịch hợp pháp thuộc mạng lưới hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.






Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cục phát thanh truyền hình và thông tin điện tử có trách nhiệm xử lý các tin sai sự thật trên mạng Internet không?
- Quyết định thanh tra của Công an nhân dân cần gửi đến cơ qua nào? Ai là người chủ trì công bố quyết định thanh tra?
- Cán bộ công chức ở các cơ quan trung ương đi công tác tại cấp tỉnh sau sáp nhập hưởng chính sách thế nào theo Nghị định 178?
- Bài Tuyên truyền Tuần lễ Thương hiệu quốc gia Việt Nam chào mừng Ngày Thương hiệu Việt Nam 20 4?
- Nghi thức Thứ 7 Tuần Thánh? Thông tin chi tiết Thứ 7 Tuần Thánh? Thứ 7 Tuần Thánh có phải ngày lễ lớn của Việt Nam?