Công ty phân biệt đối xử giữa lao động nam và nữ trong phân công công việc dẫn đến chênh lệch về thu nhập có thể bị xử phạt như thế nào?
- Công ty phân biệt đối xử giữa lao động nam và nữ trong phân công công việc dẫn đến chênh lệch về thu nhập có thể bị xử phạt như thế nào?
- Liên quan đến bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động nam nữ có được đối xử bình đẳng về tiền công và tiền thưởng không?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xử phạt hành vi phân biệt đối xử trong phân công công việc dẫn đến chênh lệch về thu nhập của công ty không?
Công ty phân biệt đối xử giữa lao động nam và nữ trong phân công công việc dẫn đến chênh lệch về thu nhập có thể bị xử phạt như thế nào?
Phân biệt đối xử về giới là việc hạn chế, loại trừ, không công nhận hoặc không coi trọng vai trò, vị trí của nam và nữ, gây bất bình đẳng giữa nam và nữ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình theo khoản 5 Điều 5 Luật Bình đẳng giới 2006 giải thích.
Căn cứ theo điểm c khoản 2 và điểm a khoản 5 Điều 8 Nghị định 125/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới liên quan đến lao động
...
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Phân biệt đối xử về giới trong bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động;
b) Ép buộc hoặc nghiêm cấm người khác lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp vì định kiến giới;
c) Phân biệt đối xử về giới trong phân công công việc dẫn đến chênh lệch về thu nhập;
d) Từ chối tuyển dụng hoặc tuyển dụng hạn chế người lao động thuộc một giới tính nhất định.
...
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại quyền lợi hợp pháp của người bị xâm phạm đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Buộc sửa đổi hoặc bãi bỏ các quy định, quy chế của cơ quan, tổ chức, cá nhân có sự phân biệt đối xử về giới đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này.
Lưu ý, theo khoản 1, khoản 2 Điều 5 Nghị định 125/2021/NĐ-CP quy định mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới đối với cá nhân là 30.000.000 đồng.
Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi trên được quy định áp dụng đối với cá nhân, trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm hành chính như cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Theo đó, hành vi phân biệt đối xử về giới trong phân công công việc dẫn đến chênh lệch về thu nhập là một trong những hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới liên quan đến lao động.
Như vậy, công ty phân biệt đối xử giữa lao động nam và nữ trong phân công công việc dẫn đến chênh lệch về thu nhập có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
Đồng thời, buộc khôi phục lại quyền lợi hợp pháp của người bị xâm phạm đối với hành vi trên.
Phân biệt đối xử trong phân công công việc dẫn đến chênh lệch về thu nhập (Hình từ Internet)
Liên quan đến bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động nam nữ có được đối xử bình đẳng về tiền công và tiền thưởng không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 13 Luật Bình đẳng giới 2006 quy định về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động như sau:
Bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động
1. Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng, được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc về việc làm, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, điều kiện lao động và các điều kiện làm việc khác.
2. Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm giữ các chức danh trong các ngành, nghề có tiêu chuẩn chức danh.
...
Theo đó, việc bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động là nam nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng, được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc về việc làm, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, điều kiện lao động và các điều kiện làm việc khác.
Đồng thời, nam nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm giữ các chức danh trong các ngành, nghề có tiêu chuẩn chức danh.
Như vậy, trong lĩnh vực lao động nam nữ bình đẳng về tiền công và tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, điều kiện lao động và các điều kiện làm việc khác.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xử phạt hành vi phân biệt đối xử trong phân công công việc dẫn đến chênh lệch về thu nhập của công ty không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 15 Nghị định 125/2021/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp như sau:
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
...
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 30.000.000 đồng;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
...
Căn cứ theo quy định trên, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền phạt tiền đến 15.000.000 đồng và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định, tuy nhiên hành vi phân biệt đối xử giữa lao động nam và nữ trong phân công công việc dẫn đến chênh lệch về thu nhập của công ty có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện không có thẩm quyền xử phạt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Văn tả mẹ lớp 5 ngắn gọn? Mẫu bài văn tả mẹ ngắn gọn hay nhất? Tuổi của học sinh lớp 5 là bao nhiêu?
- Sát hại 4 người trong gia đình đi tù bao nhiêu năm? Có dấu hiệu trầm cảm có thể bị xử lý ra sao?
- Quy định về việc tham vấn trong đánh giá tác động môi trường như thế nào? Nội dung của báo cáo?
- Cuộc kiểm toán để đánh giá hiệu quả trong sử dụng tài chính công có quy mô toàn quốc do ai quy định về thời hạn kiểm toán?
- Bài phát biểu chúc mừng năm mới Ất Tỵ 2025 ngắn gọn? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của cán bộ, công chức thế nào?