Công ty muốn sửa đổi hợp đồng lao động phải báo trước cho người lao động bao nhiêu ngày? Có được dùng phụ lục hợp đồng lao động để sửa thời hạn hợp đồng không?
Công ty muốn sửa đổi hợp đồng lao động phải báo trước cho người lao động bao nhiêu ngày?
Căn cứ Điều 33 Bộ luật Lao động 2019 quy định về sửa đổi hợp đồng lao động:
"Điều 33. Sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động
1. Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, nếu bên nào có yêu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất 03 ngày làm việc về nội dung cần sửa đổi, bổ sung.
2. Trường hợp hai bên thỏa thuận được thì việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động được tiến hành bằng việc ký kết phụ lục hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới.
3. Trường hợp hai bên không thỏa thuận được việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết."
Theo đó, trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động nếu người sử dụng lao động có yêu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc.
Như vậy, công ty bạn thông báo muốn thỏa thuận sửa đổi hợp đồng lao động với bạn vào tuần tới tức là đã thông báo trước cho bạn về việc sửa đổi hợp đồng lao động 1 tuần. Cho nên, công ty bạn thông báo như vậy là đúng quy định của pháp luật lao động.
Tuy nhiên, vừa sửa đổi hợp đồng sẽ theo nguyên tắc thỏa thuận, nếu một trong hai bên không đồng ý thì xem như thỏa thuận không thành, thực hiện theo hợp đồng đã thỏa thuận trước đó đã ký.
Sửa đổi hợp đồng lao động (Hình từ Internet)
Có được dùng phụ lục hợp đồng lao động để sửa thời hạn hợp đồng không?
Căn cứ Điều 22 Bộ luật Lao động 2019 quy định về phụ lục hợp đồng lao động như sau:
"Điều 22. Phụ lục hợp đồng lao động
1. Phụ lục hợp đồng lao động là bộ phận của hợp đồng lao động và có hiệu lực như hợp đồng lao động.
2. Phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết, sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động nhưng không được sửa đổi thời hạn của hợp đồng lao động.
Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết một số điều, khoản của hợp đồng lao động mà dẫn đến cách hiểu khác với hợp đồng lao động thì thực hiện theo nội dung của hợp đồng lao động.
Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động thì phải ghi rõ nội dung điều, khoản sửa đổi, bổ sung và thời điểm có hiệu lực."
Theo đó, phụ lục hợp đồng được phép sửa đổi tất cả các điều khoản của hợp đồng lao động đã ký trừ thời hạn của hợp đồng lao động. Cho nên không được dùng phụ lục hợp đồng lao động để sửa thời hạn hợp đồng.
Tải về mẫu phụ lục hợp đồng lao động mới nhất 2023: Tại Đây
Công ty sửa đổi thời hạn của hợp đồng lao động bằng phụ lục thì bị phạt như nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 12 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về phạt vi phạm quy định về sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng lao động:
"Điều 12. Vi phạm quy định về sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng lao động
2. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Sửa đổi thời hạn của hợp đồng bằng phụ lục hợp đồng lao động; không thực hiện đúng quy định về thời hạn thanh toán các khoản về quyền lợi của người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động; không trả hoặc trả không đủ tiền trợ cấp thôi việc cho người lao động theo quy định của pháp luật; không trả hoặc trả không đủ tiền trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định của pháp luật; không trả hoặc trả không đủ tiền cho người lao động theo quy định của pháp luật khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật; không hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác đã giữ của người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật; không cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu sau khi chấm dứt hợp đồng lao động theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên."
Theo đó, nếu người sử dụng lao động sửa đổi thời hạn của hợp đồng bằng phụ lục hợp đồng lao động thì bị phạt từ 1.000.000 đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm với số lượng từ 01 người lao động đến 301 người lao động trở lên.
Lưu ý mức phạt này áp dụng đối với người sử dụng lao động là cá nhân vi phạm, nếu tổ chức thì mức phạt sẽ gấp đôi (theo quy định tại Điều 6 Nghị định 12 này).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thể lệ cuộc thi trực tuyến Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 thế nào?
- Có nhiều hộ gia đình có chung quyền sử dụng một thửa đất ở bị thu hồi được giao thêm đất theo Luật Đất đai mới đúng không?
- Hoạt động quản lý vận hành nhà chung cư có cung cấp các dịch vụ bảo vệ không? Ai có trách nhiệm quản lý vận hành nhà chung cư?
- Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động của sàn giao dịch bất động sản mới nhất theo quy định hiện nay?
- Cấp ủy cấp tỉnh có chức năng gì? Cấp ủy cấp tỉnh có được giới thiệu nhân sự ứng cử chức danh chủ tịch Hội đồng nhân dân?