Công ty mẹ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam phải xử lý như thế nào khi tổ chức tín dụng không chấp thuận việc thay đổi chủ thể hợp đồng cho vay?
- Công ty mẹ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có thể chuyển khoản vay với tổ chức tín dụng sang cho công ty con khi bàn giao dự án hay không?
- Công ty mẹ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam phải xử lý như thế nào khi tổ chức tín dụng không chấp thuận việc thay đổi chủ thể hợp đồng cho vay?
- Công ty mẹ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có thể vay vốn từ những tổ chức nào khác ngoài tổ chức tín dụng?
Công ty mẹ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có thể chuyển khoản vay với tổ chức tín dụng sang cho công ty con khi bàn giao dự án hay không?
Căn cứ khoản 1 Điều 7 Quy chế quản lý tài chính của Công ty mẹ - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 36/2021/NĐ-CP quy định về việc cChuyển nợ vay khi bàn giao dự án như sau:
Chuyển nợ vay khi bàn giao dự án
1. Đối với những hợp đồng tín dụng do Công ty mẹ vay để đầu tư các công trình/dự án sau đó được chuyển giao sang các công ty con theo quyết định/phê duyệt chấp thuận của cấp có thẩm quyền thì Công ty mẹ phải thỏa thuận với các tổ chức cho vay, bên bảo lãnh cho vay để đổi chủ thể hợp đồng vay sang các công ty tiếp nhận các dự án từ Công ty mẹ.
...
Theo đó, Công ty mẹ được phép chuyển nợ vay từ các tổ chức tín dụng cho các công ty con khi bàn giao dự án theo phê duyệt chấp thuận của cấp có thẩm quyền.
Tuy nhiên, để chuyển nợ vay khi bàn giao dự án cho các công ty con, Công ty mẹ cần phải thỏa thuận với tổ chức tín dụng đã cho vay, bên bảo lãnh cho vay để đổi chủ thể hợp đồng vay sang các công ty tiếp nhận các dự án từ Công ty mẹ.
Công ty mẹ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam phải xử lý như thế nào khi tổ chức tín dụng không chấp thuận việc thay đổi chủ thể hợp đồng cho vay? (Hình từ Internet)
Công ty mẹ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam phải xử lý như thế nào khi tổ chức tín dụng không chấp thuận việc thay đổi chủ thể hợp đồng cho vay?
Căn cứ khoản 2 Điều 7 Quy chế quản lý tài chính của Công ty mẹ - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 36/2021/NĐ-CP, trường hợp tổ chức tín dúng, bên bảo lãnh cho vay không đồng ý chuyển đổi chủ thể vay thì Công ty mẹ tiếp tục đứng tên là chủ thể vay thực hiện trả nợ vay cho các tổ chức tín dụng.
Đồng thời, Công ty mẹ phải ký thỏa thuận chuyển nợ vay cho các công ty tiếp nhận dự án theo quy định của pháp luật với các nội dung cơ bản sau:
- Các công ty tiếp nhận dự án do Công ty mẹ chuyển giao có trách nhiệm quản lý, hạch toán tăng tài sản cố định, thực hiện trích khấu hao theo quy định.
- Các điều khoản tại thỏa thuận chuyển nợ vay phải đảm bảo lợi ích của Công ty mẹ khi so sánh với hợp đồng vay của Công ty mẹ với các tổ chức tín dụng.
- Định kỳ các công ty tiếp nhận dự án/công trình phải thực hiện chuyển cho Công ty mẹ số tiền tương ứng với số nợ (bao gồm cả gốc và lãi) mà Công ty mẹ phải trả cho các tổ chức cho vay và khoản chi phí mà Công ty mẹ phải bỏ ra để phục vụ cho việc vay và trả nợ vay đối với công trình Công ty mẹ chuyển giao cho công ty quản lý.
- Đối với các khoản chuyển nợ vay dưới hình thức ký thỏa thuận chuyển nợ vay đối với công ty tiếp nhận công trình/dự án, Công ty mẹ có trách nhiệm giám sát, đánh giá khả năng trả nợ của các công ty tiếp nhận công
Công ty mẹ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có thể vay vốn từ những tổ chức nào khác ngoài tổ chức tín dụng?
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Quy chế quản lý tài chính của Công ty mẹ - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 36/2021/NĐ-CP quy định về việc vay vốn như sau:
Huy động vốn
1. Công ty mẹ được quyền vay vốn của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính; vay của tổ chức, cá nhân ngoài doanh nghiệp, của người lao động; phát hành trái phiếu doanh nghiệp và các hình thức huy động vốn khác theo quy định của pháp luật.
2. Nguyên tắc huy động vốn:
a) Căn cứ chiến lược, kế hoạch đầu tư phát triển 05 năm và kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch đầu tư hàng năm của Công ty mẹ;
b) Phương án huy động vốn phải đảm bảo khả năng thanh toán nợ;
c) Người phê duyệt phương án huy động vốn phải chịu trách nhiệm giám sát, kiểm tra đảm bảo vốn huy động được sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả;
d) Đối với việc huy động vốn của tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước, Công ty mẹ phải thực hiện thông qua hợp đồng với tổ chức kinh tế, cá nhân cho vay theo quy định của pháp luật.
Trường hợp vay vốn từ nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước thì thực hiện theo quy định của pháp luật về tín dụng đầu tư phát triển và quy định khác của pháp luật có liên quan;
đ) Đối với việc huy động vốn của tổ chức, cá nhân nước ngoài, vay hoặc phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, Công ty mẹ thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý nợ công và quy định khác của pháp luật có liên quan;
...
Như vậy, ngoài tổ chức tín dụng ra thì Công ty mẹ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có thể vay vốn của tổ chức tài chính; vay của tổ chức, cá nhân ngoài doanh nghiệp hoặc của người lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị việc trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự là mẫu nào?
- Mẫu giấy phép xây dựng điều chỉnh cho công trình không theo tuyến theo Nghị định 175 thay thế Nghị định 15?
- Xe máy lắp gương thời trang có bị phạt không? Lắp gương thời trang bên trái bị phạt trong trường hợp nào?
- Ngày 24 1 có sự kiện gì? Ngày 24 1 cung gì? Ngày 24 1 CBCCVC đã được nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?
- Mẫu bài phát biểu chia tay CBCCVC nghỉ hưu sớm do chính sách tinh giản biên chế? Tham khảo mẫu?