Công ty kinh doanh theo phương thức đa cấp yêu cầu nhà phân phối bỏ ra một khoản tiền để ký hợp đồng có vi phạm pháp luật không?
- Doanh nghiệp tổ chức bán hàng theo phương thức đa cấp thì có được xem là một doanh nghiệp đa cấp hay không?
- Công ty kinh doanh theo phương thức đa cấp yêu cầu nhà phân phối bỏ ra một khoản tiền để ký hợp đồng có vi phạm pháp luật không?
- Người tham gia bán hàng đa cấp đóng tiền vào doanh nghiệp đa cấp và lôi kéo thêm nhiều người nữa tham gia thì có vi phạm quy định của pháp luật không?
Doanh nghiệp tổ chức bán hàng theo phương thức đa cấp thì có được xem là một doanh nghiệp đa cấp hay không?
Doanh nghiệp bán hàng đa cấp được giải thích tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 40/2018/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 18/2023/NĐ-CP (Có hiệu lực từ ngày 20/06/2023) như sau:
Doanh nghiệp bán hàng đa cấp là doanh nghiệp đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp để tổ chức hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp theo quy định của Nghị định này.
Như vậy, doanh nghiệp tổ chức bán hàng theo phương thức đa cấp chỉ được xem là một doanh nghiệp đa cấp khi đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp.
Trước đây, doanh nghiệp bán hàng đa cấp được giải thích tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 40/2018/NĐ-CP quy định cụ thể về doanh nghiệp bán hàng đa cấp như sau:
"2. Doanh nghiệp bán hàng đa cấp là doanh nghiệp tổ chức hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp để bán hàng hóa."
Theo đó, trong trường hợp này, công ty mà bạn nói nếu như được chứng minh đang tổ chức hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp để bán hàng hóa thì có thể xem đây là một doanh nghiệp bán hàng đa cấp.
Công ty kinh doanh theo phương thức đa cấp yêu cầu nhà phân phối bỏ ra một khoản tiền để ký hợp đồng có vi phạm pháp luật không?
Công ty kinh doanh theo phương thức đa cấp yêu cầu nhà phân phối bỏ ra một khoản tiền để ký hợp đồng có vi phạm pháp luật không?
Những hành vi bị cấm đối với doanh nghiệp khi thực hiện kinh doanh theo phương thức đa cấp được quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 40/2018/NĐ-CP, gồm:
"Điều 5. Những hành vi bị cấm trong hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp
1. Cấm doanh nghiệp bán hàng đa cấp thực hiện những hành vi sau đây:
a) Yêu cầu người khác phải đặt cọc hoặc nộp một khoản tiền nhất định để được ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp;
b) Yêu cầu người khác phải mua một số lượng hàng hóa nhất định để được ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp;
c) Cho người tham gia bán hàng đa cấp nhận tiền hoặc lợi ích kinh tế khác từ việc giới thiệu người khác tham gia vào hoạt động bán hàng đa cấp mà không phải từ việc mua, bán hàng hóa của người được giới thiệu đó;
d) Từ chối chi trả không có lý do chính đáng các khoản hoa hồng, tiền thưởng hay lợi ích kinh tế khác mà người tham gia bán hàng đa cấp có quyền hưởng;
đ) Cung cấp thông tin gian dối về kế hoạch trả thưởng, về lợi ích của việc tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp;
e) Cung cấp thông tin gian dối, gây nhầm lẫn về tính năng, công dụng của hàng hóa hoặc hoạt động của doanh nghiệp thông qua báo cáo viên, đào tạo viên tại hội nghị, hội thảo, đào tạo hoặc thông qua tài liệu của doanh nghiệp;
g) Duy trì nhiều hơn một hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp, vị trí kinh doanh đa cấp, mã số kinh doanh đa cấp hoặc các hình thức khác tương đương đối với cùng một người tham gia bán hàng đa cấp;
h) Thực hiện khuyến mại sử dụng mạng lưới gồm nhiều cấp, nhiều nhánh mà trong đó người tham gia chương trình khuyến mại có nhiều hơn một vị trí, mã số hoặc các hình thức tương đương khác;
i) Tổ chức các hoạt động trung gian thương mại theo quy định của pháp luật thương mại nhằm phục vụ cho việc duy trì, mở rộng và phát triển mạng lưới bán hàng đa cấp;
k) Tiếp nhận hoặc chấp nhận đơn hoặc bất kỳ hình thức văn bản nào khác của người tham gia bán hàng đa cấp, trong đó, người tham gia bán hàng đa cấp tuyên bố từ bỏ một phần hoặc toàn bộ các quyền của mình theo quy định của Nghị định này hoặc cho phép doanh nghiệp không phải thực hiện nghĩa vụ đối với người tham gia bán hàng đa cấp theo quy định của Nghị định này;
l) Kinh doanh theo phương thức đa cấp đối với đối tượng không được phép theo quy định tại Điều 4 Nghị định này;
m) Không sử dụng hệ thống quản lý người tham gia bán hàng đa cấp đã đăng ký với cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp để quản lý người tham gia bán hàng đa cấp;
n) Mua bán hoặc chuyển giao mạng lưới người tham gia bán hàng đa cấp cho doanh nghiệp khác, trừ trường hợp mua lại, hợp nhất hoặc sáp nhập doanh nghiệp."
Theo quy định tại điểm a khoản 1 nêu trên, pháp luật có quy định cấm doanh nghiệp bán hàng đa cấp yêu cầu người muốn tham gia bán hàng đa cấp phải đặt cọc hoặc đóng một khoản tiền nhất định dưới bất ký hình thức nào để được quyền tham gia mạng lưới. Việc xem xét quy định “yêu cầu người tham gia tích lũy được 5680VI tương đương 8 triệu 450 ngàn đồng để trở thành nhà phân phối” như anh nêu có vi phạm pháp luật về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp hay không phải có đầy đủ tài liệu, chứng cứ để đánh giá.
Nếu anh có bất cứ tài liệu, chứng cứ nào có dấu hiệu vi phạm quy định của pháp luật về bán hàng đa cấp, anh có thể gửi hồ sơ khiếu nại đến Sở Công Thương các tỉnh hoặc tới Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương theo quy định của pháp luật.
Người tham gia bán hàng đa cấp đóng tiền vào doanh nghiệp đa cấp và lôi kéo thêm nhiều người nữa tham gia thì có vi phạm quy định của pháp luật không?
Căn cứ khoản 1 Điều 5 Nghị định 40/2018/NĐ-CP, pháp luật hiện hành cấm người tham gia bán hàng đa cấp thực hiện những hành vi sau đây:
"a) Hành vi quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Cung cấp thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn về lợi ích của việc tham gia bán hàng đa cấp, tính năng, công dụng của hàng hóa, hoạt động của doanh nghiệp bán hàng đa cấp;
c) Tổ chức hội thảo, hội nghị, đào tạo về kinh doanh theo phương thức đa cấp khi chưa được doanh nghiệp bán hàng đa cấp ủy quyền bằng văn bản;
d) Lôi kéo, dụ dỗ, mua chuộc người tham gia bán hàng đa cấp của doanh nghiệp khác tham gia vào mạng lưới của doanh nghiệp mà mình đang tham gia;
đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, địa vị xã hội, nghề nghiệp để khuyến khích, yêu cầu, lôi kéo, dụ dỗ người khác tham gia vào mạng lưới bán hàng đa cấp hoặc mua hàng hóa kinh doanh theo phương thức đa cấp;
e) Thực hiện hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương nơi doanh nghiệp chưa được cấp xác nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương."
Như vậy, trong trường hợp những nhà phân phối của công ty nói trên thực hiện những hoạt động lôi kéo, dụ dỗ người khác tham gia vào mạng lưới bán hàng đa cấp của mình cũng được xem là một hành vi vi phạm quy định pháp luật và cần bị xử lý thích đáng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bị vu khống trộm cắp tài sản xử lý như thế nào? Vu khống người khác trộm cắp tài sản có thể bị phạt bao nhiêu năm tù?
- Giáng sinh ngày mấy tháng mấy? Lễ Giáng sinh là lễ lớn ở Việt Nam? Công dân có những quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo nào?
- Hội đồng thẩm định thanh lý rừng trồng hoạt động theo chế độ gì? Thành phần tham gia xác minh, kiểm tra hiện trường thanh lý rừng trồng?
- 06 nguyên tắc thực hiện dân chủ trong hoạt động của Bộ Tài chính? Các hành vi bị nghiêm cấm trong thực hiện dân chủ?
- Tải về mẫu quyết định thưởng lương tháng 13? Công ty có nghĩa vụ thưởng lương tháng 13 cho người lao động?