Công ty không thực hiện đối thoại khi có yêu cầu có thể bị xử phạt lên đến 20.000.000? Ai có trách nhiệm tổ chức đối thoại khi có yêu cầu?
Công ty không thực hiện đối thoại khi có yêu cầu có thể bị xử phạt lên đến 20.000.000?
Theo Điều 15 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về đối thoại tại nơi làm việc như sau:
Vi phạm quy định về đối thoại tại nơi làm việc
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
1. Không xây dựng, ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật.
2. Không tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi làm việc; không thực hiện đối thoại khi có yêu cầu; không phối hợp tổ chức hội nghị người lao động theo quy định của pháp luật.
3. Không công khai nội dung chính của đối thoại hoặc quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật.
4. Không bố trí địa điểm, thời gian và các điều kiện vật chất cần thiết khác để tổ chức các cuộc đối thoại tại nơi làm việc.
5. Không cử hoặc cử không đúng thành phần đại diện bên người sử dụng lao động tham gia đối thoại tại nơi làm việc theo quy định.
6. Không báo cáo tình hình thực hiện đối thoại và quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc với cơ quan quản lý nhà nước về lao động khi được yêu cầu.
Như vậy, vì mức xử phạt trên áp dụng đối với cá nhân nêu nếu công ty có hành vi không thực hiện đối thoại khi có yêu cầu thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Công ty không thực hiện đối thoại khi có yêu cầu có thể bị xử phạt lên đến 20.000.000? (hình từ internet)
Ai có trách nhiệm tổ chức đối thoại khi có yêu cầu?
Theo Điều 40 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về tổ chức đối thoại khi có yêu cầu của một hoặc các bên như sau:
Tổ chức đối thoại khi có yêu cầu của một hoặc các bên
...
2. Chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được nội dung yêu cầu đối thoại quy định tại khoản 1 Điều này, bên nhận được yêu cầu đối thoại phải có văn bản trả lời, thống nhất về thời gian, địa điểm tổ chức đối thoại. Người sử dụng lao động và đại diện đối thoại bên người lao động có trách nhiệm phối hợp, tiến hành tổ chức đối thoại.
3. Diễn biến đối thoại phải được ghi thành biên bản và có chữ ký của đại diện các bên tham gia đối thoại theo quy định tại khoản 4 Điều 39 Nghị định này.
4. Chậm nhất 03 ngày làm việc kể từ khi kết thúc đối thoại, người sử dụng lao động có trách nhiệm công bố công khai tại nơi làm việc những nội dung chính của đối thoại; tổ chức đại diện người lao động (nếu có), nhóm đại diện đối thoại của người lao động (nếu có) phổ biến những nội dung chính của đối thoại đến người lao động là thành viên.
Như vậy, Người sử dụng lao động và đại diện đối thoại bên người lao động có trách nhiệm phối hợp, tiến hành tổ chức đối thoại khi có yêu cầu. Chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được nội dung yêu cầu đối thoại bên nhận được yêu cầu đối thoại phải có văn bản trả lời, thống nhất về thời gian, địa điểm tổ chức đối thoại.
Nội dung đối thoại khi có yêu cầu là gì?
Theo Điều 64 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nội dung đối thoại tại nơi làm việc như sau:
Nội dung đối thoại tại nơi làm việc
1. Nội dung đối thoại bắt buộc theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 63 của Bộ luật này.
2. Ngoài nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, các bên lựa chọn một hoặc một số nội dung sau đây để tiến hành đối thoại:
a) Tình hình sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động;
b) Việc thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế và cam kết, thỏa thuận khác tại nơi làm việc;
c) Điều kiện làm việc;
d) Yêu cầu của người lao động, tổ chức đại diện người lao động đối với người sử dụng lao động;
đ) Yêu cầu của người sử dụng lao động đối với người lao động, tổ chức đại diện người lao động;
e) Nội dung khác mà một hoặc các bên quan tâm.
Như vậy, nội dung đối thoại khi có yêu cầu bao gồm:
Nội dung đối thoại bắt buộc
- Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động được xác định theo tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của người sử dụng lao động.
- Nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế
- Phương án sử dụng lao động
- Xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động
- Thưởng
- Nội quy lao động
- Quyền tạm đình chỉ công việc của người lao động khi vụ việc vi phạm có những tình tiết phức tạp nếu xét thấy để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh.
Nội dung đối thoại không bắt buộc
- Tình hình sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động;
- Việc thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế và cam kết, thỏa thuận khác tại nơi làm việc;
- Điều kiện làm việc;
- Yêu cầu của người lao động, tổ chức đại diện người lao động đối với người sử dụng lao động;
- Yêu cầu của người sử dụng lao động đối với người lao động, tổ chức đại diện người lao động;
- Nội dung khác mà một hoặc các bên quan tâm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thẩm quyền thu hồi chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng được cấp không đúng quy định thuộc về ai?
- Phế liệu thủy tinh nhập khẩu là gì? Mẫu biên bản kiểm tra chất lượng Phế liệu thủy tinh nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất theo QCVN?
- Đáp án Kỳ 3 Cuộc thi 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh đầy đủ, chi tiết?
- Huân chương sao vàng mới nhất 2025? Mức tiền thưởng Huân chương Sao vàng mới nhất 2025 là bao nhiêu?
- Mẫu giấy phép xây dựng có thời hạn sử dụng cho công trình, nhà ở riêng lẻ là mẫu nào? Tải về?