Công ty có quyền yêu cầu tòa án xét tính hợp pháp của cuộc đình công hay không? Muốn yêu cầu tòa án xét tính hợp pháp của cuộc đình công thì cần phải làm gì?
Theo quy định hiện nay, khi nào được xem là đình công bất hợp pháp?
Theo Điều 204 Bộ luật Lao động 2019 quy định về những trường hợp đình công bất hợp pháp như sau:
"Điều 204. Trường hợp đình công bất hợp pháp
1. Không thuộc trường hợp được đình công quy định tại Điều 199 của Bộ luật này.
2. Không do tổ chức đại diện người lao động có quyền tổ chức và lãnh đạo đình công.
3. Vi phạm các quy định về trình tự, thủ tục tiến hành đình công theo quy định của Bộ luật này.
4. Khi tranh chấp lao động tập thể đang được cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết theo quy định của Bộ luật này.
5. Tiến hành đình công trong trường hợp không được đình công quy định tại Điều 209 của Bộ luật này.
6. Khi đã có quyết định hoãn hoặc ngừng đình công của cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 210 của Bộ luật này."
Theo đó, khi thuộc một trong các trường hợp nêu trên thì cuộc đình công đó được xem là bất hợp pháp.
NSDLĐ có quyền yêu cầu tòa án xét tính hợp pháp của cuộc đình công không?
Công ty có quyền yêu cầu tòa án xét tính hợp pháp của cuộc đình công hay không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 403 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về việc yêu cầu Tòa án xét tính hợp pháp của cuộc đình công như sau:
"1. Trong quá trình đình công hoặc trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt đình công, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện tập thể lao động có quyền yêu cầu Tòa án xét tính hợp pháp của cuộc đình công."
Đồng thời, tại khoản 3 Điều 203 Bộ luật Lao động 2019 quy định về quyền của các bên trước và trong quá trình đình công, theo đó người sử dụng lao động có quyền sau đây:
- Chấp nhận toàn bộ hoặc một phần yêu cầu và thông báo bằng văn bản cho tổ chức đại diện người lao động đang tổ chức và lãnh đạo đình công;
- Đóng cửa tạm thời nơi làm việc trong thời gian đình công do không đủ điều kiện để duy trì hoạt động bình thường hoặc để bảo vệ tài sản;
- Yêu cầu Tòa án tuyên bố cuộc đình công là bất hợp pháp.
Như vậy, theo những quy định nêu trên, công ty có thể yêu cầu tòa án xét tính hợp pháp của cuộc đình công trong quá trình người lao động đình công hoặc trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt đình công.
Công ty muốn yêu cầu tòa án xét tính hợp pháp của cuộc đình công thì cần phải làm gì?
Theo khoản 2 Điều 362 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 và khoản 2 Điều 403 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về yêu cầu Tòa án xét tính hợp pháp của cuộc đình công, theo đó người yêu cầu Tòa án xét tính hợp pháp của cuộc đình công phải làm đơn yêu cầu gửi Tòa án. Đơn yêu cầu phải có các nội dung chính sau đây:
- Ngày, tháng, năm làm đơn;
- Tên Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc dân sự;
- Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người yêu cầu;
- Những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết và lý do, mục đích, căn cứ của việc yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự đó;
- Tên, địa chỉ của những người có liên quan đến việc giải quyết việc dân sự đó (nếu có);
- Các thông tin khác mà người yêu cầu xét thấy cần thiết cho việc giải quyết yêu cầu của mình;
- Người yêu cầu là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ, nếu là cơ quan, tổ chức thì đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu vào phần cuối đơn; trường hợp tổ chức yêu cầu là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu được thực hiện theo quy định của Luật doanh nghiệp;
- Tên, địa chỉ của tổ chức lãnh đạo cuộc đình công;
- Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động nơi tập thể lao động đình công.
Đồng thời, tại Điều 405 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về thẩm quyền xét tính hợp pháp của cuộc đình công như sau:
- Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra đình công có thẩm quyền xét tính hợp pháp của cuộc đình công.
- Tòa án nhân dân cấp cao có thẩm quyền giải quyết kháng cáo, kháng nghị đối với quyết định của Tòa án nhân dân cấp tỉnh về tính hợp pháp của cuộc đình công trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.
Như vậy, nếu công ty muốn yêu cầu tòa án xét tính hợp pháp của cuộc đình công thì cần phải làm đơn yêu cầu với các nội dung chính nêu trên và gửi đơn đến Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra việc đình công.
Lưu ý, theo khoản 3 Điều 403 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì kèm theo đơn yêu cầu, công ty phải gửi bản sao quyết định đình công, quyết định hoặc biên bản hòa giải của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp lao động tập thể, tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc xét tính hợp pháp của cuộc đình công.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khai thuế, tính thuế là gì? Địa điểm khai thuế, tính thuế của người nộp thuế là ở đâu theo quy định?
- Quyết định kết nạp đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền Mẫu 9-KNĐ? Xây dựng, thực hiện kế hoạch kết nạp đảng viên ở chi bộ thế nào?
- Thông tin người nộp thuế là thông tin do người nộp thuế cung cấp hay do cơ quan thuế thu thập được?
- Giáo viên chủ nhiệm có được tham dự các cuộc họp của Hội đồng kỷ luật học sinh? Giáo viên có được làm chủ tịch Hội đồng kỷ luật học sinh?
- Có phải ký hợp đồng đào tạo khi người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình không?