Công ty chứng khoán bị đình chỉ hoạt động bao lâu thì buộc phải chấm dứt hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh?
- Công ty chứng khoán bị đình chỉ hoạt động bao lâu thì buộc phải chấm dứt hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh?
- Công ty chứng khoán buộc phải chấm dứt hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh thì có cần thông báo cho khách hàng không?
- Công ty chứng khoán phải báo cáo kết quả xử lý thủ tục chấm dứt hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh với cơ quan nào?
Công ty chứng khoán bị đình chỉ hoạt động bao lâu thì buộc phải chấm dứt hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh?
Việc chấm dứt bắt buộc hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh đối với công ty chứng khoán được quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 158/2020/NĐ-CP như sau:
Chấm dứt bắt buộc hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh
1. Tổ chức kinh doanh chứng khoán phái sinh bị buộc phải chấm dứt hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh trong các trường hợp sau:
a) Sau thời hạn đình chỉ hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh mà vẫn không khắc phục được các vi phạm dẫn tới bị đình chỉ hoạt động;
b) Giải thể, phá sản, tạm ngừng hoạt động hoặc bị thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động; bị chia, tách, hợp nhất, sáp nhập mà tổ chức hình thành sau khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập không đáp ứng một trong các điều kiện kinh doanh quy định tại khoản 2, 3 Điều 4 Nghị định này.
2. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tổ chức kinh doanh chứng khoán phái sinh thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có văn bản yêu cầu tổ chức kinh doanh chứng khoán phái sinh tiến hành thủ tục chấm dứt hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh.
...
Theo đó, nếu sau thời hạn đình chỉ hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh mà vẫn không khắc phục được các vi phạm dẫn tới bị đình chỉ hoạt động thì công ty chứng khoán có thể bị buộc phải chấm dứt hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh.
Như vậy, pháp luật không quy định cụ thể thời hạn công ty chứng khoán bị đình chỉ hoạt động bao lâu thì phải chấm dứt hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh.
Trường hợp công ty chứng khoán bị đình chỉ hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh mà sau khi hết thời hạn đình chỉ vẫn không khắc phục được các vi phạm dẫn tới việc bị đình chỉ thì có thể bị buộc phải chấm dứt hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh.
Công ty chứng khoán bị đình chỉ hoạt động bao lâu thì buộc phải chấm dứt hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh? (Hình từ Internet)
Công ty chứng khoán buộc phải chấm dứt hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh thì có cần thông báo cho khách hàng không?
Việc thông báo cho khách hàng khi công ty chứng khoán chấm dứt hoạt động được quy định tại khoản 3 Điều 8 Nghị định 158/2020/NĐ-CP như sau:
Chấm dứt bắt buộc hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh
...
3. Kể từ khi nhận được văn bản của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc chấm dứt bắt buộc hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh, tổ chức kinh doanh chứng khoán phái sinh thực hiện công bố thông tin và gửi thông báo cho khách hàng theo quy định tại khoản 5 Điều 7 Nghị định này.
...
Đồng thời, căn cứ khoản 5 Điều 7 Nghị định 158/2020/NĐ-CP quy định:
Chấm dứt tự nguyện hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh
...
5. Kể từ khi nhận được văn bản của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc cho phép tiến hành các thủ tục chấm dứt hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh:
a) Trong vòng 24 giờ, tổ chức kinh doanh chứng khoán phái sinh có trách nhiệm công bố thông tin về việc tiến hành các thủ tục chấm dứt hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, công ty chứng khoán công bố thông tin về phương án, thời hạn và lộ trình xử lý các hợp đồng còn hiệu lực và gửi thông báo cho từng khách hàng của mình về phương án xử lý hợp đồng với khách hàng. Thời hạn xử lý phải bảo đảm khách hàng có tối thiểu 45 ngày để xử lý các vị thế và chuyển khoản tài sản ký quỹ, nhưng không vượt quá 60 ngày, kể từ ngày công bố thông tin.
...
Như vậy, theo quy định, sau khi nhận được văn bản của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc chấm dứt bắt buộc hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh, công ty chứng khoán phải công bố thông tin về phương án, thời hạn và lộ trình xử lý các hợp đồng còn hiệu lực và gửi thông báo cho từng khách hàng của mình về phương án xử lý hợp đồng với khách hàng.
Công ty chứng khoán phải báo cáo kết quả xử lý thủ tục chấm dứt hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh với cơ quan nào?
Báo cáo kết quả xử lý thủ tục chấm dứt hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh được quy định tại khoản 4 Điều 8 Nghị định 158/2020/NĐ-CP như sau:
Chấm dứt bắt buộc hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh
...
4. Tổ chức kinh doanh chứng khoán phái sinh thực hiện quy định tại khoản 6, 7 Điều 7 Nghị định này để tiến hành các thủ tục chấm dứt hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh và gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hồ sơ báo cáo kết quả xử lý.
5. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ báo cáo kết quả thực hiện các thủ tục chấm dứt hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh chứng khoán phái sinh đối với trường hợp chấm dứt một hoặc một số hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh hoặc ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh chứng khoán phái sinh trong trường hợp chấm dứt toàn bộ hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh.
Như vậy, theo quy định, công ty chứng khoán phải báo cáo kết quả xử lý thủ tục chấm dứt hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke (dịch vụ vũ trường) mới nhất hiện nay?
- Mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng ở đâu?
- Người đại diện cố ý thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại sẽ phải chịu trách nhiệm gì?
- Hướng dẫn tự đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp? Tải về Mẫu phiếu tự đánh giá mới nhất?
- Hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước của tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?