Công trình quốc phòng và khu quân sự được phân thành mấy loại? Có được khai thác đất đá trên nóc hay xung quanh công trình quốc phòng và khu quân sự không?

Cho tôi hỏi công trình quốc phòng và khu quân sự được phân thành mấy loại? Có được khai thác đất đá trên nóc hay xung quanh công trình quốc phòng và khu quân sự không? Ai có thẩm quyền xác định khu vực cấm cho từng loại công trình quốc phòng và khu quân sự trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt? Câu hỏi của Minh Châu đến từ Nha Trang.

Công trình quốc phòng và khu quân sự được phân thành mấy loại?

Căn cứ Điều 2 Quy chế bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự ban hành kèm theo Nghị định 04/CP năm 1995 quy định như sau:

Căn cứ vào tính chất, mục đích sử dụng, công trình quốc phòng và khu quân sự được phân ra bốn loại:
1/ Loại 1: Các công trình quốc phòng và khu quân sự đặc biệt quan trọng thể hiện nhiệm vụ chiến lược quốc phòng hoặc có tính chất quyết định trong việc bảo vệ và phát huy hiệu quả cao trong chiến đấu.
2/ Loại 2: Các công trình quốc phòng và khu quân sự quan trọng để phòng thủ biên giới, vùng trời, vùng biển, hải đảo.
3/ Loại 3: Các công trình quốc phòng và khu quân sự phục vụ nhiệm vụ tác chiến, huấn luyện, diễn tập, thí nghiệm, nghiên cứu khoa học của các đơn vị lực lượng vũ trang.
4/ Loại 4: Các công trình thuộc lĩnh vực quốc phòng nhưng mang tính chất phổ thông; các công trình phục vụ cho việc sơ tán, phòng tránh; các thành cổ, pháo đài cổ, hầm, hào, lô cốt cũ hiện thời chưa sử dụng nhưng vẫn được quản lý, bảo vệ để đưa vào sử dụng khi có nhu cầu.

Đối chiếu quy định trên, như vậy, công trình quốc phòng và khu quân sự được phân ra bốn loại sau:

Loại 1: Các công trình quốc phòng và khu quân sự đặc biệt quan trọng thể hiện nhiệm vụ chiến lược quốc phòng hoặc có tính chất quyết định trong việc bảo vệ và phát huy hiệu quả cao trong chiến đấu.

Loại 2: Các công trình quốc phòng và khu quân sự quan trọng để phòng thủ biên giới, vùng trời, vùng biển, hải đảo.

Loại 3: Các công trình quốc phòng và khu quân sự phục vụ nhiệm vụ tác chiến, huấn luyện, diễn tập, thí nghiệm, nghiên cứu khoa học của các đơn vị lực lượng vũ trang.

Loại 4: Các công trình thuộc lĩnh vực quốc phòng nhưng mang tính chất phổ thông; các công trình phục vụ cho việc sơ tán, phòng tránh; các thành cổ, pháo đài cổ, hầm, hào, lô cốt cũ hiện thời chưa sử dụng nhưng vẫn được quản lý, bảo vệ để đưa vào sử dụng khi có nhu cầu.

Công trình quốc phòng

Công trình quốc phòng (Hình từ Internet)

Ai có thẩm quyền xác định khu vực cấm cho từng loại công trình quốc phòng và khu quân sự trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt?

Căn cứ Điều 3 Quy chế bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự ban hành kèm theo Nghị định 04/CP năm 1995 quy định như sau:

Khu vực cấm, khu vực bảo vệ và vành đai an toàn được xác định căn cứ vào tính chất, mục đích sử dụng của từng công trình quốc phòng và khu quân sự.
Khu vực cấm được xác định bằng tường, hàng rào, hào ngăn cách, cột mốc hoặc các ký hiệu, tín hiệu riêng. Chỉ những người có trách nhiệm mới được vào khu vực cấm. Khu vực cấm được tổ chức tuần tra canh gác thường xuyên và là nơi cấm quay phim, chụp ảnh.
Khu vực bảo vệ được xác định bằng cột mốc, biển báo hoặc các ký hiệu, tín hiệu riêng. Việc ra vào, đi lại, quay phim chụp ảnh ở khu vực bảo vệ do cấp quản lý công trình cho phép.
Vành đai an toàn được xác định bằng văn bản giữa Uỷ ban Nhân dân cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân quản lý công trình quốc phòng và khu quân sự.
Bộ Quốc phòng lập danh mục và xác định khu vực cấm, khu vực bảo vệ, vành đai an toàn cho từng loại công trình quốc phòng và khu quân sự trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Theo đó, Bộ Quốc phòng lập danh mục và xác định khu vực cấm cho từng loại công trình quốc phòng và khu quân sự trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Có được khai thác đất đá trên nóc hay xung quanh công trình quốc phòng và khu quân sự không?

Căn cứ Điều 15 Quy chế bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự ban hành kèm theo Nghị định 04/CP năm 1995 quy định như sau:

Nghiêm cấm mọi hành vi lấn chiếm đất đai, khai thác đất đá trên nóc, xung quanh, dưới đáy, phá dỡ kết cấu móng, tường, thân, nền, cửa và thiết bị công trình; chặt phá cây nguỵ trang; tìm hiểu, loan truyền về vị trí, kết cấu, mục đích sử dụng của công trình quốc phòng và khu quân sự.
Nghiêm cấm sử dụng thiết bị vật tư chuyên dùng của công trình quốc phòng không đúng mục đích; sử dụng hoặc cải tạo công trình quốc phòng và khu quân sự để sử dụng vào việc khác một cách trái phép.

Theo quy định trên, nghiêm cấm mọi hành vi lấn chiếm đất đai, khai thác đất đá trên nóc, xung quanh, dưới đáy, phá dỡ kết cấu móng, tường, thân, nền, cửa và thiết bị công trình; chặt phá cây nguỵ trang; tìm hiểu, loan truyền về vị trí, kết cấu, mục đích sử dụng của công trình quốc phòng và khu quân sự.

Nghiêm cấm sử dụng thiết bị vật tư chuyên dùng của công trình quốc phòng không đúng mục đích; sử dụng hoặc cải tạo công trình quốc phòng và khu quân sự để sử dụng vào việc khác một cách trái phép.

Do đó, hành vi khai thác đất đá trên nóc hay xung quanh công trình quốc phòng và khu quân sự là hành vi bị nghiêm cấm.

Công trình quốc phòng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Công trình quốc phòng và khu quân sự là gì?
Pháp luật
Tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn người làm công tác bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự từ 1/1/2025 ra sao?
Pháp luật
Luật quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự 2023 về xác định phạm vi bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự trong khu vực cấm ra sao?
Pháp luật
Công trình lưỡng dụng là gì? Việc quản lý, bảo vệ công trình lưỡng dụng được quy định như thế nào?
Pháp luật
Xác định phạm vi bảo vệ của công trình quốc phòng và khu quân sự theo Luật quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự 2023 như thế nào?
Pháp luật
Phân nhóm công trình quốc phòng và khu quân sự theo tính chất quan trọng và yêu cầu quản lý, bảo vệ như thế nào?
Pháp luật
Quản lý công trình quốc phòng và khu quân sự bao gồm những nội dung nào? Hồ sơ quản lý công trình quốc phòng, khu quân sự bao gồm những gì?
Pháp luật
Phân loại công trình quốc phòng và khu quân sự theo chức năng nhiệm vụ, mục đích sử dụng ra sao?
Pháp luật
Luật Quản lý, bảo vệ công trình Quốc phòng và khu quân sự 2023 ra sao? Có hiệu lực thi hành khi nào?
Đề xuất tổ chức, cá nhân có quyền tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự?
Đề xuất tổ chức, cá nhân có quyền tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự?
Pháp luật
Điểm mới trong Dự thảo Luật quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự? Chuyển mục đích sử dụng công trình quốc phòng và khu quân sự như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Công trình quốc phòng
3,285 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Công trình quốc phòng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Công trình quốc phòng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào