Công trình kiểm soát tải trọng xe là gì? Thẩm quyền quyết định vị trí lắp đặt công trình kiểm soát tải trọng xe?
Công trình kiểm soát tải trọng xe là gì?
Căn cứ theo quy định tại Mục 1 Quy chuẩn kỹ thuật QCVN 116:2024/BGTVT ban hành kèm theo Thông tư 56/2024/TT-BGTVT như sau:
Quy định chung
...
1.3. Giải thích từ ngữ
Trong Quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.3.1. Công trình kiểm soát tải trọng xe trên đường bộ (sau đây gọi là công trình kiểm soát tải trọng xe): là công trình được xây dựng, lắp đặt hệ thống cân động cố định ở một vùng cân để tự động đo lường trực tiếp và chính xác tải trọng trục xe, khối lượng toàn bộ của xe tham gia giao thông trên đường bộ nhằm thu thập, phân tích, đánh giá tác động của tải trọng trục xe, khối lượng toàn bộ của xe đến an toàn công trình, an toàn giao thông đường bộ; phát hiện vi phạm, xử lý theo quy định của pháp luật;
1.3.2. Hệ thống cân động: là cân kiểm tra tải trọng xe cơ giới có khả năng cân động để tự động đo lường trực tiếp và chính xác tải trọng trục xe, khối lượng toàn bộ của xe tham gia giao thông trên đường bộ khi đi qua vùng cân;
1.3.3. Lý trình đầu của công trình kiểm soát tải trọng xe (sau đây gọi là lý trình đầu): là điểm đầu của khu vực xây dựng, lắp đặt công trình kiểm soát tải trọng xe lấy theo lý trình đường;
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì công trình kiểm soát tải trọng xe là công trình được xây dựng, lắp đặt hệ thống cân động cố định ở một vùng cân để tự động đo lường trực tiếp và chính xác tải trọng trục xe, khối lượng toàn bộ của xe tham gia giao thông trên đường bộ nhằm:
- Thu thập, phân tích, đánh giá tác động của tải trọng trục xe, khối lượng toàn bộ của xe đến an toàn công trình, an toàn giao thông đường bộ;
- Phát hiện vi phạm, xử lý theo quy định của pháp luật.
Công trình kiểm soát tải trọng xe là gì? Thẩm quyền quyết định vị trí lắp đặt công trình kiểm soát tải trọng xe? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định vị trí lắp đặt công trình kiểm soát tải trọng xe?
Căn cứ vào khoản 4 Điều 39 Luật Đường bộ 2024 có quy định như sau:
Bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, điểm dừng xe, trạm thu phí đường bộ, công trình kiểm soát tải trọng xe trên đường bộ
...
4. Công trình kiểm soát tải trọng xe được quy định như sau:
a) Công trình kiểm soát tải trọng xe để xác định tải trọng trục xe, khối lượng toàn bộ của xe tham gia giao thông trên đường bộ, bảo đảm phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành;
b) Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định vị trí xây dựng, lắp đặt công trình kiểm soát tải trọng xe trên đường bộ thuộc phạm vi quản lý;
c) Cơ quan quản lý đường bộ, cơ quan chức năng có thẩm quyền, tổ chức được giao quản lý, vận hành, khai thác, bảo trì công trình đường bộ sử dụng công trình kiểm soát tải trọng xe để thực hiện việc thu thập, phân tích, đánh giá tác động của tải trọng trục xe, khối lượng toàn bộ của xe đến an toàn công trình, an toàn giao thông đường bộ; phát hiện vi phạm, xử lý theo quy định của pháp luật;
d) Dữ liệu thu thập từ công trình kiểm soát tải trọng xe phải được kết nối, chia sẻ kịp thời với lực lượng Cảnh sát giao thông để xử lý vi phạm pháp luật.
5. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về hoạt động của bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, điểm dừng xe, trạm thu phí đường bộ, công trình kiểm soát tải trọng xe trên đường bộ; quy định trình tự, thủ tục đưa bến xe, trạm dừng nghỉ vào khai thác.
Như vậy, Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là cơ quan có thẩm quyền quyết định vị trí lắp đặt công trình kiểm soát tải trọng xe trên đường bộ thuộc phạm vi quản lý.
Việc kiểm tra tải trọng xe trên đường bộ được thực hiện qua đâu?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Thông tư 34/2021/TT-BGTVT quy định việc kiểm tra tải trọng xe trên đường bộ được thực hiện thông qua:
- Trạm kiểm tra tải trọng xe cố định có hệ thống thiết bị cân kiểm tra tải trọng xe cơ giới lắp đặt cố định trên đường bộ, thiết bị ghi hình và các thiết bị phụ trợ khác;
- Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động có hệ thống thiết bị cân kiểm tra tải trọng xe cơ giới không lắp đặt cố định trên đường bộ và các thiết bị phụ trợ khác;
- Thiết bị cân kiểm tra tải trọng xe cơ giới lắp đặt cố định trên đường bộ; vị trí lắp đặt độc lập hoặc kết hợp với Trạm thu phí;
- Thiết bị cân kiểm tra tải trọng xe cơ giới (cân xách tay) của lực lượng chức năng có thẩm quyền;
- Hệ thống giám sát, quản lý tập trung dữ liệu tải trọng xe của ngành Giao thông vận tải trên các hệ thống đường bộ cả nước do Tổng cục Đường bộ Việt Nam quản lý, vận hành, khai thác (sau đây gọi là Hệ thống quản lý dữ liệu kiểm tra tải trọng xe của Tổng cục Đường bộ Việt Nam);
- Các biện pháp nghiệp vụ của lực lượng chức năng có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày của Con trai là gì? Ngày của con trai có ý nghĩa gì? Tặng quà cho người yêu có đòi lại được không?
- Lịch nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương của CBCC và người lao động có khác nhau? Giỗ tổ Hùng Vương ngày mấy tháng mấy?
- Viết một đoạn văn ngắn kể về một người lao động trí óc mà em biết? Văn tả người lao động trí óc lớp 5?
- Xe gắn máy được phép đậu xe cách vỉa hè ít nhất bao nhiêu mét? Bị phạt bao nhiêu tiền trong khi đậu xe gắn máy cách xa vỉa hè 40 cm?
- Điểm mới Nghị định 70 2025 sửa đổi Nghị định 123 2020 về hóa đơn, chứng từ? Tải về Công văn 348/CT-CS?