Công thức tính khấu hao tài sản cố định theo số lượng, khối lượng sản phẩm? Ví dụ minh họa chi tiết cách tính và trích khấu hao tài sản cố định?
Hiểu như thế nào về phương pháp trích khấu hao tài sản cố định theo số lượng, khối lượng sản phẩm?
Căn cứ theo quy định tại Điều 13 Thông tư 45/2013/TT-BTC thì phương pháp trích khấu hao tài sản cố định:
Theo đó, có 03 phương pháp trích khấu hao tài sản cố định:
- Phương pháp khấu hao đường thẳng.
- Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh.
- Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm.
Trong đó, theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 13 Thông tư 45/2013/TT-BTC thì:
Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm:
Tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theo phương pháp này là các loại máy móc, thiết bị thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:
- Trực tiếp liên quan đến việc sản xuất sản phẩm;
- Xác định được tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của tài sản cố định;
- Công suất sử dụng thực tế bình quân tháng trong năm tài chính không thấp hơn 100% công suất thiết kế.
Nội dung của các phương pháp trích khấu hao được quy định chi tiết tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 45/2013/TT-BTC.
Ngoài ra, theo quy định tại khoản 1, 2, 9, 10 Điều 2 Thông tư 45/2013/TT-BTC thì:
Khấu hao tài sản cố định: là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của tài sản cố định vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong thời gian trích khấu hao của tài sản cố định.
Thời gian trích khấu hao TSCĐ: là thời gian cần thiết mà doanh nghiệp thực hiện việc trích khấu hao TSCĐ để thu hồi vốn đầu tư TSCĐ.
Tài sản cố định hữu hình: là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định hữu hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải...
Tài sản cố định vô hình: là những tài sản không có hình thái vật chất, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định vô hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh, như một số chi phí liên quan trực tiếp tới đất sử dụng; chi phí về quyền phát hành, bằng phát minh, bằng sáng chế, bản quyền tác giả...
Công thức tính khấu hao tài sản cố định theo số lượng, khối lượng sản phẩm? (Hình từ Internet)
Công thức tính khấu hao tài sản cố định theo số lượng, khối lượng sản phẩm?
Theo quy định tại Mục 1 Phần III Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 45/2013/TT-BTC thì:
Tài sản cố định trong doanh nghiệp được trích khấu hao theo phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm như sau:
- Căn cứ vào hồ sơ kinh tế - kỹ thuật của tài sản cố định, doanh nghiệp xác định tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của tài sản cố định, gọi tắt là sản lượng theo công suất thiết kế.
- Căn cứ tình hình thực tế sản xuất, doanh nghiệp xác định số lượng, khối lượng sản phẩm thực tế sản xuất hàng tháng, hàng năm của tài sản cố định.
- Xác định mức trích khấu hao trong tháng của tài sản cố định theo công thức dưới đây:
Mức trích khấu hao trong tháng của tài sản cố định | = | Số lượng sản phẩm sản xuất trong tháng | x | Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm |
Trong đó:
- Mức trích khấu hao năm của tài sản cố định bằng tổng mức trích khấu hao của 12 tháng trong năm, hoặc tính theo công thức sau:
Mức trích khấu hao năm của tài sản cố định | = | Số lượng sản phẩm sản xuất trong năm | x | Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm |
Trường hợp công suất thiết kế hoặc nguyên giá của tài sản cố định thay đổi, doanh nghiệp phải xác định lại mức trích khấu hao của tài sản cố định.
Ví dụ minh họa chi tiết cách tính và trích khấu hao tài sản cố định theo số lượng, khối lượng sản phẩm?
Theo quy định tại Mục 2 Phần III Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 45/2013/TT-BTC thì:
Ví dụ minh họa chi tiết cách tính và trích khấu hao tài sản cố định theo số lượng, khối lượng sản phẩm:
Công ty A mua máy ủi đất (mới 100%) với nguyên giá 450 triệu đồng. Công suất thiết kế của máy ủi này là 30m3/giờ. Sản lượng theo công suất thiết kế của máy ủi này là 2.400.000 m3. Khối lượng sản phẩm đạt được trong năm thứ nhất của máy ủi này là:
Tháng | Khối lượng sản phẩm hoàn thành (m3) | Tháng | Khối lượng sản phẩm hoàn thành (m3) |
Tháng 1 | 14.000 | Tháng 7 | 15.000 |
Tháng 2 | 15.000 | Tháng 8 | 14.000 |
Tháng 3 | 18.000 | Tháng 9 | 16.000 |
Tháng 4 | 16.000 | Tháng 10 | 16.000 |
Tháng 5 | 15.000 | Tháng 11 | 18.000 |
Tháng 6 | 14.000 | Tháng 12 | 18.000 |
Mức trích khấu hao theo phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm của tài sản cố định này được xác định như sau:
- Mức trích khấu hao bình quân tính cho 1 m3 đất ủi = 450 triệu đồng: 2.400.000 m3 = 187,5 đ/m3
- Mức trích khấu hao của máy ủi được tính theo bảng sau:
Tháng | Sản lượng thực tế tháng (m3) | Mức trích khấu hao tháng (đồng) |
1 | 14.000 | 14.000 x 187,5 = 2.625.000 |
2 | 15.000 | 15.000 x 187,5 = 2.812.500 |
3 | 18.000 | 18.000 x 187,5 = 3.375.000 |
4 | 16.000 | 16.000 x 187,5 = 3.000.000 |
5 | 15.000 | 15.000 x 187,5 = 2.812.500 |
6 | 14.000 | 14.000 x 187,5 = 2.625.000 |
7 | 15.000 | 15.000 x 187,5 = 2.812.500 |
8 | 14.000 | 14.000 x 187,5 = 2.625.000 |
9 | 16.000 | 16.000 x 187,5 = 3.000.000 |
10 | 16.000 | 16.000 x 187,5 = 3.000.000 |
11 | 18.000 | 18.000 x 187,5 = 3.375.000 |
12 | 18.000 | 18.000 x 187,5 = 3.375.000 |
Tổng cộng cả năm | 35.437.500 |
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?
- Người nhận hối lộ trong việc đăng ký cư trú có nằm trong hành vi bị pháp luật nghiêm cấm không?
- Trường hợp đăng ký biến động đất đai thì chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai có thẩm quyền cấp sổ đỏ không?